Cách để Ngủ khi Căng thẳng

Thảo luận trong 'Thuốc Biệt Dược' bắt đầu bởi botania, 29/11/18.

  1. botania

    botania Thành viên

    Xua tan Stress
    1. [​IMG]
      1
      Hiểu tại sao stress khiến bạn mất ngủ. Stress là một phản ứng sinh lý trước một sự việc có thể gây hại cho bạn. Nói cách khác, stress là cách mà cơ thể bảo vệ bạn khỏi sự nguy hiểm. Con người phản ứng với stress theo nhiều cách khác nhau. Khi căng thẳng, một số người chuyển sang phương thức “chiến đấu” khiến họ trở nên giận dữ và kích động. Số khác lại chọn phương thức “bỏ chạy”, trở nên thu mình lại và phiền muộn. Một số người có thể rơi vào tình trạng “đóng băng” và dường như mất khả năng làm bất cứ việc gì. Tùy theo cách phản ứng của bạn đối với áp lực mà bạn có thể mất ngủ ban đêm.[1]
      • Ví dụ, bạn có thể coi việc làm bài kiểm tra không tốt là mối đe dọa đối với mục tiêu học vấn của mình, và bạn chuyển sang phương thức “chiến đấu”. Từ đó, cơ thể phản ứng bằng cách tạo cảm giác căng thẳng để bạn có thể thức khuya và tích cực học bài. Nhưng sau khi học xong, tác động của stress có thể vẫn còn và khiến bạn không ngủ được. Trường hợp này, stress có thể vừa có lợi mà vừa có hại. Tuy thu được lợi ích từ việc học bài, nhưng bạn vẫn cần nghỉ ngơi để có thể hoạt động tốt.
      >> Xem thêm: BoniSleep – ngủ ngon cả khi căng thẳng
    2. [​IMG]
      2
      Xác định nguyên nhân gây stress. Nếu căng thẳng đến mức không thể ngủ được, điều quan trọng là bạn phải xác định được nguyên nhân gây stress cho bạn. Tìm ra điều gì khiến bạn bận tâm và làm mọi việc có thể để xử lý vấn đề, bạn sẽ có thể dễ dỗ giấc ngủ hơn và duy trì được giấc ngủ suốt đêm. Suy nghĩ xem điều gì khiến bạn căng thẳng và làm sao để giải quyết vấn đề.[2]
      • Ví dụ, nếu căng thẳng vì bài kiểm tra sắp tới, bạn có thể giảm bớt áp lực bằng cách học kỹ trước khi kiểm tra thay vì để nước đến chân mới nhảy.
      • Nếu đang phải đối phó với điều gì đó ngoài tầm kiểm soát của bạn như một căn bệnh chẳng hạn, bạn có thể làm nhẹ bớt áp lực bằng cách nói chuyện với một người bạn thân hoặc ghi vào nhật ký.

    3. [​IMG]
      3
      Ghi lại những áp lực của bạn đã xảy ra trong ngày hôm đó vào nhật ký. Viết nhật ký là một cách hữu ích để xử lý những điều mà bạn không kiểm soát được nhưng vẫn thấy căng thẳng vì nó, chẳng hạn như cảm giác của người khác, hoặc bạn lo một ngày nào đó bị cá mập trên cạn ở miền trung Kansas ăn thịt (sự lo lắng không nhất thiết phải có lý). Thử viết hết những lo lắng của bạn ra giấy. Việc này thường có thể nhanh chóng đem lại cảm giác nhẹ nhõm.
      • Tự hỏi bản thân có phải bạn căng thẳng vì ý nghĩ “lỡ như” không. Đó là những suy nghĩ ngoài tầm kiểm soát, như cá mập trên cạn ở Kansas chẳng hạn. Có thể bạn đang đặt giả thuyết? Việc này có nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn không? Tự nhủ rằng tuy không thể kiểm soát được sự việc nhưng bạn có thể làm chủ hành động và phản ứng của mình. Điều này có thể giúp bạn thoát khỏi các lo âu khác.
      • Tự hỏi rằng liệu có phải bạn đang lo lắng về hành động và cảm giác của người khác không. Bạn không thể kiểm soát hành động của bất cứ ai ngoài bản thân bạn, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn không khỏi lo lắng về những người khác. Hãy tự nhắc nhở mình rằng bạn không chịu trách nhiệm cho ai khác ngoại trừ bản thân mình, ví dụ như: “Mình lo cho công việc của mình quá. Ông chủ có thể đuổi mình. Mình không thể điều khiển được việc ông ấy làm. Ông ấy lạnh lùng và cáu kỉnh, mặc dù mình luôn cố gắng hết sức. Mình cũng chẳng thích làm ở đó vì ông ấy quá khó chịu. Thay vì cứ lo lắng, ngày mai mình sẽ nộp đơn xin việc ở chỗ khác.” Bằng cách từ bỏ mong muốn kiểm soát người khác, bạn đã cho phép mình thoát khỏi áp lực đi kèm với mong muốn đó.

    4. [​IMG]
      4
      Giải quyết vấn đề. Nếu đã xác định rằng sự căng thẳng bắt nguồn từ một việc mà mình có thể xử lý, bạn hãy thử liệt kê ra các phương án tháo gỡ vấn đề đó. Giải pháp tích cực có thể giúp bạn cảm thấy như mình đang có tiến triển trong việc xử lý nguồn gây stress, thay vì cứ luẩn quẩn với những ý nghĩ tiêu cực.
      • Ví dụ, nếu đang lo lắng về bài kiểm tra quan trọng ngày mai, bạn hãy suy nghĩ xem mình có thể xử lý áp lực này bằng cách học bài nhiều hơn không. Liệu bạn thực sự có khả năng nhồi nhét thật nhiều kiến thức trong khoảng thời gian từ giờ cho đến lúc làm bài kiểm tra không? Khoa học cho rằng “không”. Tuy nhiên, bạn có thể quyết tâm cải thiện môn học này bằng cách sẽ nói chuyện với giáo viên hoặc tìm một gia sư dạy kèm. Những việc này không giúp bạn làm tốt bài kiểm tra ngày mai, nhưng là những quyết định giúp bạn giải tỏa stress về biểu hiện chung của bạn trên lớp.
      • Người ta cũng thường lo lắng về những việc quan trọng như các mối quan hệ hoặc nghề nghiệp vào ban đêm vì đó là khoảng thời gian rảnh rỗi hiếm hoi để suy nghĩ. Hãy đưa ra cách tháo gỡ để xử lý nguyên nhân gây stress vào ngày hôm sau (hoặc tuần sau, hoặc trong bao lâu tùy vào kế hoạch của bạn). Ví dụ: “Mình thấy lo lắng vì bạn trai của mình quá. Anh ấy không nói chuyện nhiều với mình như trước. Ngày mai mình sẽ nói chuyện và hỏi anh ấy rằng đang xảy ra chuyện gì.”
      • Một khi đã quyết định hành động của mình, bạn hãy quên nó đi. Bạn biết mình sẽ làm gì đối với áp lực ngày mai. Bạn không thể làm gì khác trong đêm nay, do đó hãy cho phép mình thư giãn và ngủ để lấy sức bắt tay vào chuẩn bị cho kế hoạch của bạn.

    5. [​IMG]
      5
      Sắp xếp “thời gian lo lắng”. Tự bảo mình “đừng căng thẳng nữa” là điều không thể. Thay vì cố gắng chế ngự stress, bạn hãy tự cho mình một khoảng thời gian ngắn vào một giờ nào đó sớm hơn trong ngày để nghĩ về những lo âu của mình.
      • Không để thời gian này kéo dài quá lâu, bằng không bạn có nguy cơ rơi vào tình trạng nghiền ngẫm, một quá trình ám ảnh khi những ý nghĩ của bạn cứ lặp đi lặp lại mà không xử lý được gì.
      • Trong thời gian này, cố gắng giải đáp về nguyên nhân gây lo lắng cho bạn. Bạn cần thực sự tập trung. Thử liệt kê ra mọi việc khiến bạn căng thẳng. Bạn có thể dùng bản liệt kê này cho “thời gian lo lắng” hàng ngày của mình.
      • Đối xử tốt với bản thân mình khi bạn lo âu. Cố gắng đừng dằn vặt mình vì những áp lực. Bạn nên hiểu rằng ai cũng có lo âu và căng thẳng. Đây không phải là dấu hiệu rằng có điều gì đó “không ổn” ở bạn.
      • Hoãn lại để lo lắng sau. Đôi khi tự nhủ rằng mình sẽ lo lắng sau cũng giúp ích cho bạn (có lẽ nên làm trong “thời gian lo lắng”!). Bằng cách này, bạn sẽ nhận thức được rằng tuy lúc này đang căng thẳng nhưng bạn cũng có khả năng hoãn những áp lực đó để xử lý sau, và bây giờ bạn có thể thư giãn.

    6. [​IMG]
      6
      Lên kế hoạch kỹ càng cho ngày hôm sau trước khi đi ngủ. Một số người thích chuẩn bị cho ngày hôm sau bằng cách ghi một bản liệt kê những việc cần làm, chọn quần áo, nấu bữa trưa và sắp xếp nhiều việc khác nữa để sẵn sàng cho ngày mai. Nhưng điều quan trọng là bạn cần làm những việc này vào khoảng thời gian sớm hơn trong ngày để trước khi ngủ bạn khỏi phải suy nghĩ về những việc đó. Hoàn tất việc chuẩn bị ít nhất vài tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ để bạn có thời gian thả lỏng sau khi đã sắp đặt xong mọi việc.

    7. [​IMG]
      7
      Thử dùng phương pháp chánh niệm để có giấc ngủ tốt. Phương pháp chánh niệm giúp bạn chống lại stress về quá khứ hoặc tương lai bằng cách hướng sự tập trung và thái độ chấp nhận của bạn vào thời điểm hiện tại.
      • Trung tâm Nghiên cứu Tỉnh thức tại UCLA có nhiều bài thiền được hướng dẫn trên mạng dưới dạng MP3, trong đó có bài được thiết kế đặc biệt để giúp bạn ngủ được.
      • Một phương pháp chánh niệm phổ biến để chuẩn bị cho giấc ngủ là “rà soát cơ thể”. Khi nằm trên giường, hãy để cho cơ thể bạn thả lỏng hết mức có thể. Hít thở sâu, đều đặn trong suốt quá trình tập.
      • Tiếp đó, cố gắng tập trung vào các giác quan của cơ thể. Bạn có thể cảm nhận được bộ phận nào của cơ thể tiếp xúc nhiều nhất với chiếc giường không? Bạn cảm nhận tấm ga trải giường như thế nào? Căn phòng ấm hay lạnh?
      • Chú ý vào hơi thở. Bạn có cảm nhận được hơi thở trong cơ thể của mình không? Bạn có cảm thấy ngực và bụng của mình nhô lên và hạ xuống khi thở không?
      • Tập trung lại vào bài tập thở nếu bạn để tâm trí mình đi lan man – nhưng không phán xét bản thân. Nghĩ lan man là điều tự nhiên, nhất là vào thời gian đầu. Hãy nhận ra điều đó và tập trung trở lại vào hơi thở của bạn.
      • Tập trung rà soát toàn bộ cơ thể, bắt đầu từ các ngón chân. Bạn có để ý thấy sức căng trong cơ thể của bạn không? Hãy thả lỏng từng nhóm cơ khi bạn tập trung vào toàn bộ cơ thể của mình. Trong suốt quá trình tập, duy trì hơi thở sâu và đều đặn.
      • Khi tập lên gần đến đầu, bạn hãy tưởng tượng một cảm giác thư giãn tĩnh lặng trên toàn bộ cơ thể. Nhắm mắt, tiếp tục thở sâu và tự nói với mình “hãy tận hưởng sự nghỉ ngơi”. Tiếp tục lưu ý đến hơi thở khi thả lỏng.

    8. [​IMG]
      8
      Kiểm tra các nguyên nhân bệnh lý có thể gây stress. Nhiều căn bệnh có thể góp phần gây stress vào ban đêm. Những chứng bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng chân không yên và đau mạn tính có thể làm xáo trộn giấc ngủ của bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn mắc các chứng bệnh mà bạn nghĩ nó khiến mình mất ngủ ban đêm.
      • Hỏi bác sĩ về các chứng bệnh có thể gây stress vào ban đêm.

    9. [​IMG]
      9
      Cân nhắc nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia về giấc ngủ. Nếu không tìm ra được điều gì làm mình bận tâm và cũng không mắc căn bệnh nào gây stress ban đêm, bạn nên suy nghĩ đến việc gặp chuyên gia về giấc ngủ, một bác sĩ chuyên về liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT) để tìm nguyên nhân. Chuyên gia về giấc ngủ với liệu pháp CBT có thể giúp bạn tìm ra căn nguyên gây stress ban đêm và tư vấn cho bạn những thay đổi cụ thể về lối sống để bạn có thể ngủ tốt hơn.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng