Các vấn đề pháp luật sở hữu trí tuệ

Thảo luận trong 'Công nghệ số' bắt đầu bởi truongthanh, 26/5/22.

  1. truongthanh

    truongthanh Thành viên

    Thủ tục hành chính

    [​IMG]


    Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, sản phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ khi xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, hoạt động quảng bá thương hiệu là vô cùng cần thiết để giúp khách hàng biết đến sản phẩm của mình. Đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ hạn chế các thiệt hại cho doanh nghiệp khi sản phẩm, thương hiệu bị làm nhái, giả. Một số thủ tục hành chính về tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ như:


    • Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý

    • Đăng ký xác lập quyền tác giả, quyền liên quan

    • Đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển

    • Sửa đổi, bổ sung, cập nhật Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

    • Tư vấn thủ tục chấm dứt hiệu lực/hủy hiệu lực Giấy chứng nhận quyền tác giả; sửa đổi, chuyển nhượng Giấy chứng nhận quyền tác giả

    • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng làm thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện liên quan đến việc đăng ký quyền tác giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ

    • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và cập nhật, bổ sung.

    • Tư vấn giải quyết các tranh chấp về Sở hữu trí tuệ

    Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo khi bị xâm phạm quyền trong sở hữu trí tuệ

    [​IMG]


    Quy trình giải quyết khiếu nại


    Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.


    Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các quyết định hành chính có thể bị khiếu nại như:


    • Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;

    • Thông báo từ chối tiếp nhận đơn; Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; Quyết định từ chối chấp nhận đơn; Thông báo chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn/chuyển đổi đơn/thay đổi chủ đơn/rút đơn; Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; Quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế;…

    • Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng
    Trình tự, thủ tục khiếu nại sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định pháp luật về khiếu nại. Theo đó, căn cứ Điều 7 Luật khiếu nại 2011, Luật SHTT 2005, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, quy trình, thủ tục khiếu nại bao gồm các bước cơ bản sau:


    • Bước 01: Nộp hồ sơ khiếu nại trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến trụ sở hoặc các văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam;

    • Bước 02: Cơ quan giải quyết khiếu nại tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra nội dung, hình thức đơn. Sau đó cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thông báo thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ trong vòng 10 ngày. Kể từ ngày tiếp nhận thông báo không thụ lý thì chủ thể có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có ý kiến trong vòng 30 ngày.

    • Bước 03: Tiến hành giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Đối với giải quyết khiếu nại lần một, kế từ ngày thụ lý thì cơ quan giải quyết khiếu nại trong vòng 30 ngày (nếu phức tạp thì thời hạn sẽ không vượt quá 45 ngày). Đối với giải quyết khiếu nại lần hai, thời gian trên là 45 ngày (nếu phức tạp thì thời hạn sẽ không vượt quá 60 ngày).
    Quy trình giải quyết tố cáo


    Theo Điều 2 Luật Tố cáo 2018, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, công dân có quyền tố cáo.


    Việc tố cáo các hành vi liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng phải tuân theo Luật tố cáo 2018. Căn cứ Điều 28 Luật này, sau khi bạn nộp đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền, tố cáo sẽ được giải quyết theo trình tự sau:


    Bước 1: Thụ lý tố cáo (Điều 29 Luật Tố cáo 2018 và Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP): xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết


    Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo (Điều 31 Luật Tố cáo 2018 và Điều 10 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)


    • Người giải quyết tố cáo tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (2 người trở lên)

    • Tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo; ghi chép thành văn bản, biên bản và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

    • Tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh trong quá trình xác minh.

    • Khi kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh và kiến nghị biện pháp xử lý
    Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo (Điều 35 Luật Tố cáo 2018 và Điều 17 Nghị định 31/2019/NĐ-CP). Người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo và gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo.


    Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo (Điều 36 Luật Tố cáo 2018 và Điều 18 Nghị định 31/2019/NĐ-CP) trong 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo:


    • Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật; đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

    • Áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý khi kết luận người bị tố cáo vi phạm
    Nếu xuất hiện dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.


    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.


    Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ của Luật Hồng Đức[​IMG]

    Cách thức tiếp nhận hồ sơ và thực hiện công việc cho khách hàng


    Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng;


    Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;


    Bước 3: Khách hàng và Luật Hồng Đức ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;


    Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và xử lý các công việc tư vấn cho khách hàng cũng như thực hiện công việc tại tòa án các cấp;


    Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý tại tòa án và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo cho đến khi tranh chấp được giải quyết;


    Liên hệ trực tiếp

    Với hơn 39 Luật sư và Chuyên viên tại 3 văn phòng Hồ Chí Minh - Hà Nội và Đà Nẵng


    Chúng tôi tự hào đáp ứng mọi lĩnh vực tư vấn theo yêu cầu của khách hàng


    Văn phòng làm việc

    → Chúng tôi có các văn phòng tại Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng


    → Website: luathongduc.com - www.lhdfirm.com


    → Email: HCM: all@lhdfirm.com HN: hanoi@lhdfirm.com DN: danang@lhdfirm.com





    > Sài Gòn: 02822446739


    > Hà Nội: 02462604011


    > Đà Nẵng: 02366532929
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng