Các phương thức giải quyết tranh chấp

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi MissLaw, 10/12/22.

  1. MissLaw

    MissLaw Thành viên mới

    Thương lượng
    Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp được các bên ƯU TIÊN hàng đầu. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.

    • Ưu điểm việc thương lượng là sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém, đồng thời bảo vệ được uy tín cũng như bí mật kinh doanh của các bên.
    • Nhược điểm: Khi một hoặc hai bên không có thiện chí hợp tác thì khả năng thành công là rất mong manh. Măt khác, kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lí mang tính bắt buộc. Do vậy, dù các bên có đạt được thỏa thuận để giải quyết vụ tranh chấp thì việc thực thi kết quả thương lượng cũng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của bên phải thi hành.
    Hòa giải
    Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua người thứ ba, là người ở giữa đưa ra các đề nghị, đề xuất bằng lời hoặc bằng văn bản, giúp các bên thấy được lợi ích thiết thực trong giải quyết tranh chấp của mình, từ đó các bên có thiện chí, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong giải quyết tranh chấp.

    • Ưu điểm của phương thức này cũng tương tự như thương lượng, mang tính riêng tư, bảo mật thông tin cao, đồng thời giữ được mối quan hệ hữu nghị giữa các bên.
    • Tuy nhiên, việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp.
    Giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài
    Tại Tòa án
    Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là một phương thức mang ý chí quyền lực nhà nước. Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quyết định của tòa án có hiệu lực khiến các bên bắt buộc phải thực thi và có thể kèm theo các biện pháp cưỡng chế thi hành.

    Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường là: Không có sự bảo mật thông tin, quy trình tố tụng thường kéo dài, phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.

    Tại trọng tài
    Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột trong quá trình tiến hành các hoạt động thương mại bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.

    • Ưu điểm của phương thức này gồm: Phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm, Trọng tài là cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao. Mặt khác, trọng tài mang tính linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền tự định đoạt của các bên, đồng thời giữ bảo mật thông tin cao.
    • Nhược điểm: Chi phí khi giải quyết bằng trọng tài thường cao hơn so với giải quyết bằng Tòa án, có thể gây bất lợi cho những cá nhân/doanh nghiệp có ngân sách thấp.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng