Các dạng tiêu chảy và cách điều trị

Thảo luận trong 'Quảng cáo và Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi vanntq, 29/3/18.

  1. vanntq

    vanntq Thành viên

    Tiêu chảy có liên quan đến sự hấp thụ và vận chuyển nước cùng chất điện giải gặp trở ngại hoặc tiết dịch ruột quá nhiều. Tiêu chảy xảy ra khi thực phẩm và chất lỏng nhanh chóng thông qua đại tràng. Thông thường, ruột già hấp thụ các chất lỏng từ thực phẩm, để lại phân rắn. Nhưng nếu các chất lỏng từ các loại thực phẩm không được hấp thu, kết quả là đi tiêu lỏng. Bệnh có thể khiến mất đi một lượng đáng kể nước và muối trong cơ thể khi bị tiêu chảy.

    Phân loại tiêu chảy

    1. Căn cứ vào nguyên nhân gây tiêu chảy

    Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tiêu chảy có thể chia ra làm 2 loại: tiêu chảy do nhiễm trùng và không nhiễm trùng.

    * Tiêu chảy nhiễm trùng còn gọi là viêm ruột. Khi đó, ruột bị kích thích tăng cường nhu động ruột do vậy mà ruột không hấp thu được nước điện giải cũng như chất dinh dưỡng do các loại vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây nên.

    - Tiêu chảy do vi khuẩn: Chủ yếu do ngộ độc thức ăn. Điển hình trong các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn là vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn (salmonella), vi khuẩn lỵ (shigella), vi khuẩn tả và vi khuẩn E.coli.

    [​IMG]
    Tiêu chảy gây cảm giác vô cùng khó chịu

    - Tiêu chảy do virus: Trong các loại virus đường ruột thì điển hình và hay gặp nhất là rota virus. Có đến trên 40% tiêu chảy ở trẻ em là do loại virus này gây nên.

    - Tiêu chảy do ký sinh trùng: Chủ yếu do các loại giun gây nên. Trong các loài giun thì hay gặp nhất trong bệnh gây tiêu chảy là giun đũa, giun kim. Bên cạnh đó, một số loại nấm cũng có thể gây nên tiêu chảy, điển hình là nấm candida albicans.

    * Tiêu chảy không nhiễm trùng còn gọi là tiêu hóa kém hay là tiêu chảy đơn thuần, thường gặp ở những trường hợp dị ứng với thức ăn, sử dụng thực phẩm bị ôi thiu, thời tiết thay đổi đột ngột và bụng bị lạnh. Khi đó, thành ruột bị tổn thương khiến ruột nhu động tăng gây tiêu chảy.

    2. Dựa trên tình trạng và thời gian bị tiêu chảy

    * Căn cứ vào tình hình bệnh có thể chia tiêu chảy dạng nhẹ, dạng vừa, dạng nặng.

    - Tiêu chảy dạng nhẹ thì mỗi ngày đi ngoài dưới 10 lần, số lượng phân đi mỗi lần dưới 10ml/kg trọng lượng cơ thể, không có tình trạng mất nước, ngộ độc.

    - Tiêu chảy mức độ vừa mỗi ngày đi ngoài 10-20 lần, lượng phân đi mỗi lần từ 10-20ml/kg trọng lượng cơ thể kèm theo mất nước nhẹ và vừa, hoặc ngộ độc nhẹ.

    - Tiêu chảy nặng mỗi ngày đi ngoài trên 20 lần, số phân mỗi lần 20ml/kg trọng lượng cơ thể, kèm theo mất nước nặng hoặc có triệu chứng ngộ độc rõ.

    * Phân loại dựa trên thời gian bị tiêu chảy.

    - Tiêu chảy cấp: tiêu chảy < 14 ngày

    - Tiêu chảy kéo dài: tiêu chảy > 14 ngày

    * Xét về tính chất phân, tiêu chảy có 2 dạng:

    - Nếu trong phân có máu thì gọi là tiêu đàm máu (hay còn gọi là hội chứng lỵ). Kiết lỵ là một trong các triệu chứng của nhiễm Shigella, Entamoeba histolytica , Salmonella .

    - Các dạng phân còn lại được gọi chung là tiêu chảy phân nước.

    Nguyên tắc điều trị tiêu chảy - chữa đau bụng tiêu chảy

    Muốn điều trị bệnh tiêu chảy thì điều quan trọng là phải làm cân bằng vi sinh vật đường ruột (vi khuẩn có lợi phải lớn hoặc bằng số lượng vi khuẩn có hại), cần bù nước và chất điện giải kịp thời. Nên cho bệnh nhân uống các dung dịch pha chế như nước muối đường, nước cháo loãng, oresol.

    Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng có tác dụng cầm tiêu chảy khi tiêu diệt các vi khuẩn có hại, tuy nhiên việc dùng kháng sinh cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ mà bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng. Kháng sinh trị tiêu chảy chỉ hiệu quả với tiêu chảy do nhiễm khuẩn, trực khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và không có tác dụng với tiêu chảy do virut. Đối với người nhiễm Escherichia Coli sinh độc tố Shiga, việc dùng kháng sinh liều cao sẽ làm tăng sự phóng thích độc tố dẫn đến hội chứng tán huyết - urê huyết cao.

    Thực hiện chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, nên sử dụng các loại tinh bột, sữa chua. Tránh các thức ăn tanh, dầu mỡ, sữa hay các thực phẩm, đồ uống có tính kích thích.

    Tìm hiểu: Bị tiêu chảy kiêng ăn gì?

    Trẻ Bị tiêu chảy nên ăn gì là tốt nhất?



    Kim Oanh
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng