Các bước cần phải chuẩn bị khi tiến hành thành lập công ty

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bravolaw, 7/4/21.

  1. Bravolaw

    Bravolaw Thành viên

    Khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp sẽ có rất nhiều thông tin, thủ tục, quy trình mà các bạn cần nắm để mở công ty một cách thuận lợi và thành công. Chủ doanh nghiệp nên chuẩn bị kế hoạch thành lập công ty gồm những thông tin cơ bản như tên công ty, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, việc góp vốn và cơ cấu phần trăm góp vốn của các thành viên và cổ đông, tỷ lệ phân chia góp vốn như thế nào là hợp lý và ai là người đại diện pháp luật… Đây là các bước thành lập doanh nghiệp hết sức quan trọng mà doanh nghiệp cần tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất. Vì vậy, bài viết dưới đây sẻ trình bày chi tiết kế hoạch thành lập công ty với những thủ tục quan trọng và cần thiết cần nắm bắt được.




    Thứ nhất, Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

    Theo Luật: Có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến, Nam Việt Luật sẽ phân biệt biệt cơ bản những loại hình doanh nghiệp qua đó bạn xác định rõ mình phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào để có thể chuẩn bị khi thành lập công ty.

    1. Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp này được định nghĩa là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình.

    2. Công ty TNHH Một Thành Viên: Đây là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

    3. Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: Loại hình doanh nghiệp từ 2 đến 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

    4. Công ty Cổ Phần: Loại hình doanh ngiệp từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), công ty cổ phần không hạn chế tối đa số lượng cổ đông, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

    5. Công ty Hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

    Chịu trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn là khác nhau cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp giữa loại hình Doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp còn lại, do vậy các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh.

    Thứ hai: Chuẩn bị lựa chọn tên doanh nghiệp

    Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm của mình, đâu là sản phẩm của đối thủ, vậy làm sao có thể chọn được một cái tên hay và ưng ý, làm sao có thể chọn được một cái tên không trùng lặp, nhầm lẫn với những công ty khác, hay làm sao đặt tên doanh nghiệp mà không thuộc điều cấm của pháp luật. Dưới đây là một vài quy định về đặt tên doanh nghiệp:

    – Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được và phải có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng doanh nghiệp.

    – Không đặt tên trùng hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký.

    – Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

    – Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

    – Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

    – Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp. (Trừ trường hợp được sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó)

    Thứ ba: Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh để đăng ký hoạt động

    Trong quá trình thành lập doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau này, ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không? Ngành nghề của mình đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa? Ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương hay không? Mình phải đăng ký ngành nghề như thế nào để vừa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự định được những ngành nghề có kế hoạch hoạt động và phát triển trong tương lai. Đó là những thắc mắc có thể hầu hết khách hàng đang vướng mắc và phân vân trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình

    Thứ tư: Chuẩn bị địa chỉ trụ sở công ty

    Địa chỉ công ty là nơi giao dịch kinh doanh do vậy trước khi thành lập chúng ta cũng phải biết được nơi nào được phép đặt trụ sở và nơi nào không được, ví dụ: Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở để kinh doanh.

    1. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

    2. Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Thứ năm: Chuẩn bị người đại diện theo pháp luật công ty

    Người đại diện theo pháp luật là ai? Những chức danh nào có thể làm được người đại diện pháp luật? Người đại diện có vai trò gì trong doanh nghiệp? Các bạn cần phải biết và nắm rõ được về người đại diện pháp luật cho chính công ty mình hoặc biết được người đại diện theo pháp luật của công ty đối tác. Đó chính là những người đại diện cho doanh nghiệp để ký kết giấy tờ, ký kết hợp đồng và làm cho hợp đồng kinh doanh có tính pháp lý và được bảo vệ trước pháp luật.

    – Các chức danh có thể làm người đại diện theo pháp luật là: Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

    – Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

    – Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam.

    Thứ sáu: Chuẩn bị danh sách thành viên/ cổ đông góp vốn vào công ty

    Nên có hợp đồng góp vốn với các cá nhân/tổ chức khi thành lập công ty

    Tìm được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, . Hãy suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập doanh nghiệp.

    Thứ bảy: Chuẩn bị vốn điều lệ

    Vốn điều lệ như thế nào là đủ? Vốn điều lệ được định nghĩa “là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty”.

    Hiện tại, theo pháp luật Việt Nam không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.

    =>>>>Xem thêm bài viết Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Hà Nội

    Thứ tám: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

    1. Giấy tờ tùy thân

    CMND/Hộ chiếu của thành viên công ty (sao công chứng không quá 3 tháng), CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực không quá 15 năm.

    2. Hồ sơ đăng ký

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

    – Điều lệ Công ty.

    – Danh sách chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề cần chứng chỉ)

    – Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần).

    Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẽ về các bước cần chuẩn bị cho kế hoạch thành lập doanh nghiệp. Hy vọng thông qua nội dung chia sẻ trên đây, phần nào giúp bạn nắm được những thủ tục cần chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn về các bước thành lập công ty, vui lòng liên hệ trực tiếp với Bravolaw qua Hotline: 1900.6296 để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn cụ thể nhé!
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng