Cá nhân và pháp nhân trong hợp đồng dân sự

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 9/11/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Chủ thể của hợp đồng dân sự là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Thông thường, trong quan hệ pháp luật dân sự, mỗi bên chủ thể vừa là người có quyền, vừa là người có nghĩa vụ. Vì vậy, điều quan trọng và cần thiết là phải xem xét để xác định tương ứng. với mỗi chủ thể có những quyền nào và phải thực hiện hành vi gì trong hợp đồng dân sự đã giao kết.

    Các bên tham gia vào các quan hệ hợp đồng dân sự bao gồm: Cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Muốn tham gia giao kết hợp đồng và trở thành chủ thể hợp pháp của hợp đồng dân sự thì các bên phải có đủ tư cách của chủ thể.

    Cá nhân

    Cá nhân có đủ tư cách chủ thể có thể tự mình giao kết hợp đồng. Quyền độc lập trong giao kết hợp đồng được quy định với các cá nhân từ 18 tuổi trở lên (người thành niên) có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

    Người không có năng lực hành vi dân sự (là người chưa đủ 6 tuổi), người mất năng lực hành vi dân sự (là người từ đủ 18 tuổi bị mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi thì theo yêu cầu của những người có quyền và lợi ích liên quan, tòa án sẽ tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự) không được tham gia giao kết hợp đồng dân sự. Giao dịch dân sự của những người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

    Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (người nghiên ma tuý hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phát tán tài sản của gia đình, theo yêu cầu của những người có quyền và lợi ích liên quan, Toà án tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) và người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ (người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi) khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Nếu người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi' có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

    Pháp nhân

    Việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và có sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế đòi hỏi các tổ chức (đặc biệt là các tổ chức kinh tế) tham gia một cách tích cực vào các giao lưu dân sự thông qua việc giao kết hợp đồng là điều hết sức cần thiết cho quá trình kinh doanh của họ.

    Chủ thể là pháp nhân thì phải được công nhận là có tư cách pháp nhân. Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    Thứ nhất, được thành lập hợp pháp. Tổ chức đó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;

    Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Quy định này làm cho tổ chức của nhiều người trở thành một thực thể thống nhất. Tổ chức có cơ cấu chặt chẽ phải là tổ chức có nguyên tắc tổ chức, chức năng, lĩnh vực hoạt động được quy định trong điều lệ của tổ chức;

    Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Tài sản của tổ chức là tách biệt với tài sản của cá nhân, tổ chức khác có liên quan, mặc dù tài sản đó do cá nhân, tổ chức đóng góp vào. Tổ chức sẽ chịu trách nhiệm cho những nghĩa vụ của mình bằng chính tài sản của tổ chức và chỉ trong phạm vi khối tài sản đó (TNHH);

    Thứ tư, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Nghĩa là tổ chức này không phải thông qua hay dưới danh nghĩa của chủ thể khác để tham gia quan hệ pháp luật độc lập. Và khi tổ chức này xác lập một quan hệ pháp luật thì cũng không phải là xác lập quan hệ pháp luật cho các thành viên trong tổ chức mà là xác lập cho chính nó. Vì vậy, mỗi pháp nhân phải có tên gọi riêng và phải sử dụng tên gọi đó khi tham gia quan hệ pháp luật.

    Theo Điều 100 Bộ luật Dân sự, hiện nay có các loại pháp nhân sau đây.

    - Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
    - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
    - Tổ chức kinh tế;
    - Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
    - Quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
    - Tổ chức khác có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.

    Pháp nhân tham gia vào các giao dịch thông qua người đại diện của mình. Có hai loại đại diện là đại theo pháp luật và đại theo ủy quyền.

    Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập hoặc trong Điều lệ của pháp nhân. Chế độ đại diện được quy định từ Điều 139 đến Điều 148 Bộ luật Dân sự.

    Đại diện theo uỷ quyền là việc người có thẩm quyền giao kết hợp đồng có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác (có đủ năng lực chủ thể) thực hiện việc giao kết, người được uỷ quyền được gọi là người đại diện theo uỷ quyền. Uỷ quyền có thể là uỷ quyền thường xuyên hoặc uỷ quyền theo vụ việc.

    Giao kết hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập hoặc người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện không bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng được người có thẩm quyền ký kết hợp đồng đó chấp thuận hoặc đã biết hợp đồng đã được ký kết mà không phản đối (Điều 145, 146 BLDS 2005).

    Các chủ thể khác

    Hộ gia đình, tổ hợp tác có thể trở thành chủ thể của hợp đồng dân sự. Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó (Điều 106 Bộ luật Dân sự).Những quy định về việc thành lập công ty mới được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020

    Khi tham gia vào giao kết hợp đồng dân sự, hộ gia đình phải thông qua người đại diện của hộ gia đình. Chủ hộ hoặc người được uỷ quyền có quyền nhân danh hộ gia đình trong giao kết hợp đồng dân sự vì lợi ích chung của cả hộ, nhằm xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc ký kết hợp đồng. Việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.

    “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”. (Điều 111 Bộ luật Dân sự). Theo đó, phạm vi tổ hợp tác là chủ thể trong giao kết hợp đồng dân sự cũng hạn chế trong giới hạn chỉ những quan hệ dân sự khi thực hiện những công việc nhất định có liên quan đến hoạt động kinh doanh chứ không phải mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    Pháp luật quy định tư cách của tổ viên tổ hợp tác là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự. Tổ hợp tác khi tham gia giao kết hợp đồng dân sự thực hiện nghĩa vụ dân sự và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của tổ hợp tác bao gồm tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho chung. Các giao dịch dân sự của tổ hợp tác phải thông qua người đại diện xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nhân danh tổ hợp tác. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm bằng tài sản chung. Nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đã đóng góp bằng tài sản riêng mà họ góp vào tổ hợp tác.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. Dịch vụ IT

    Dịch vụ IT Thành viên mới

    Tư vấn hợp đồng nhân sự cho doanh nghiệp