Bravolaw hướng dãn Hồ sơ, thủ tục và cách đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bravolaw, 24/3/21.

  1. Bravolaw

    Bravolaw Thành viên

    Bạn đã biết trình tự đúng của các bước để thành lập doanh nghiệp? Tại bài viết này, Bravolaw sẽ chia sẻ chi tiết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm những gì cũng như hướng dẫn quy trình thành lập công ty.
    HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY
    Thành lập công ty TNHH, thành lập công ty cổ phần hay bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện theo 2 cách: nộp hồ sơ trực tiếp và qua mạng.
    Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm:
    • Điều lệ công ty;
    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
    • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
    • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
    • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
    • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).

    GỌI NGAY :1900.6296
    THỦ TỤC, QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY NĂM 2021
    1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty
    Tuy hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT, nhưng hầu hết các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương… chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng. Do vậy, để tránh mất thời gian, bạn nên xác nhận hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành nơi doanh nghiệp thành lập trước khi thực hiện.
    2. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp
    5 bước thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng
    Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia;
    Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
    Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
    Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm;
    Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.
    Lưu ý:
    Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh.
    Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.
    3. Thời gian giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp
    Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.
    • Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn chỉ cần in giấy biên nhận (không cần nộp bộ hồ sơ gốc) và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.
    • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở KH&ĐT và tiến hành nộp lại theo 5 bước như trên.

    Lưu ý:
    Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh mà Hà Nội và TP. HCM sẽ có quy định xử lý hồ sơ khác nhau. Do vậy, hồ sơ hợp lệ tại Hà Nội có thể sẽ không hợp lệ tại TP. HCM và ngược lại.
    ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
    Để có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các vấn đề sau:
    1. Xác định loại hình công ty, doanh nghiệp
    Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
    2. Đặt tên doanh nghiệp
    • Tên công ty gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

    • Tên công ty có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc. Tuy doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề, nhưng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như định hình thương hiệu sau này, doanh nghiệp nên chọn lựa tên phù hợp với ngành nghề đăng ký.

    Ví dụ: Công ty cổ phần Thiết kế Xây dựng An Phúc.
    • Theo Nghị định 01/2021, quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp là quyết định cuối cùng.

    3. Địa chỉ trụ sở công ty
    • Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty.

    Ví dụ: Có thể có 100 công ty lấy địa chỉ trong giấy phép là: 202 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
    • Địa chỉ công ty nếu là chung cư/căn hộ thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư/căn hộ đó có phần diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng bạn ký trực tiếp với chủ đầu tư… rất phức tạp và mất thời gian.

    4. Ngành nghề kinh doanh
    Để thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập, bạn cần xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai (tránh việc phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau này, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng tiến độ kinh doanh).
    5. Vốn điều lệ công ty
    Dù không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ dưới bất cứ hình thức nào, nhưng vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ trách nhiệm tài chính với đối tác, khách hàng… Do vậy, vốn điều lệ càng cao càng chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo lòng tin với đối tác, khách hàng.
    Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định sẽ được yêu cầu cụ thể.
    Ví dụ: Thành lập công ty đầu tư chứng khoán phải có vốn tối thiểu 50 tỷ đồng.
    6. Người đại diện theo pháp luật
    Là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho doanh nghiệp ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay tổ chức khác.
    Chức danh của người đại diện theo pháp luật là giám đốc/tổng giám đốc/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị.
    ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
    Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà ưu điểm và nhược điểm sẽ có vài điểm khác nhau.
    Tại bài viết này, Bravolaw sẽ nói qua những ưu điểm và nhược điểm cơ bản khi thành lập doanh nghiệp với bất cứ loại hình nào.
    1. Ưu điểm:
    • Dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài;
    • Không giới hạn ngành, nghề đăng ký đầu tư kinh doanh;
    • Được phép xuất hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ) và được khấu trừ thuế GTGT;
    • Được luật pháp bảo vệ khi có tranh chấp hoặc các cạnh tranh không lành mạnh;
    • Không giới hạn số lượng lao động (so với HKD cá thể chỉ được sử dụng dưới 10 lao động);
    • Dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

    2. Nhược điểm:
    • Sổ sách kế toán phức tạp, phải làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm;
    • Phải nộp nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (doanh nghiệp phải đóng 20% thuế TNDN/năm nếu kinh doanh có lãi);
    • Phải chấp hành các quy định của Luật Doanh nghiệp.

    Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Bravolaw
    Hotline: 1900 6296
    Email: ceo@bravolaw.vn
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. Bravolaw

    Bravolaw Thành viên

    Cảm ơn các bạn đã đọc