10 năm hoạt động. Dự án lớn cho khách hàng lớn không thiếu, cả trong nước lẫn nước ngoài. Đội ngũ nhân sự khá giỏi nghề và nhiều kinh nghiệm Nhưng tên tuổi thương hiệu của doanh nghiệp này hầu như không ai biết. Giới trong nghề nhiều người nghe nhắc tên cũng hỏi: who are you? 10 năm nhưng vẫn vô danh Họ vẫn sỗng khoẻ vì 70-80% đơn hàng từ nước ngoài gửi về (từ mối quạn hệ cá nhân của một cá nhân founder) Và đó là viên thuốc ngủ tệ hại làm cho các leaders mê muội. Khi tôi đặt vấn đề khá gay gắt với CEO và ban lãnh đạo là các anh chị đang quá lãng phí cơ hội để gây dựng tên tuổi thương hiệu cho riêng mình. Rằng khi có sản phẩm tốt nhưng tên tuổi vô danh tại thị trường Việt Nam như vậy, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn ghê gớm về việc làm khi có trục trặc về đơn hàng từ nước ngoài. Đáp lại là sự im lặng và hờ hững Các lãnh đạo lười quen rồi, ngại vất vả khi phải đi sales, phải tổ chức workshop, phải pitching các doanh nghiệp trong nước. Và cái sự lười đó, sự lãng phí đó đã nhận kết quả Khi có trục trặc đơn hàng nước ngoài, họ cuống cuồng tìm khách hàng trong nước để bù đắp. Vô ích Có ai biết họ là ai đâu. Đi đến đâu cũng bị hỏi who are you thì làm sao bán được hàng. Nhất là hàng hoá vô hình như ngành dịch vụ. Kết quả? Sau 01 năm trục trặc xảy ra nhân sự từ gần 50 rơi tõm còn khoảng 5-6 người. Không thể có khách hàng. Vì sau 10 năm hoạt động doanh nghiệp vẫn là một cái tên vô danh. Tất cả bắt nguồn từ tư duy của lãnh đạo. Để kết thúc, xin trích dẫn câu nói của một business leader được người Mỹ rất yêu thích. Truyền miệng không thể một mình thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ truyền tải thông điệp của Starbucks được nữa. Chừng nào chúng tôi không nói rõ mình đại diện cho cái gì, sẽ còn chỗ cho những hoài nghi. (Howard Schultz)