Bệnh ghẻ nước là một căn nhiễm khuẩn thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó có nhiều triệu chứng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cho ta biết về Bệnh ghẻ nước và cách điều trị căn bệnh này. BỆNH GHẺ NƯỚC LÀ GÌ? Bệnh ghẻ nước hay còn được gọi là ghẻ ngứa, ghẻ lở là một loại bệnh truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng “ghẻ cái” (Sarcoptes scabiei, giống Hominis) xâm nhập ở lớp thượng bì gây ra. Chúng thường đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng. Bệnh có thể lây nhiễm rất nhanh từ người này sang người khác qua các tiếp xúc trực tiếp như ngủ chung giường, dùng chung vật dụng cá nhân, quần áo, chăn mền, hoặc tiếp xúc thân thể,... DẤU HIỆU BỆNH GHẺ NƯỚC Biểu hiện của bệnh ghẻ nước thường xảy ra vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị lây nhiễm. Những triệu chứng dưới đây cho thấy bạn đã bị ghẻ nước: - Ngứa Người nhiễm bệnh lần đầu thì triệu chứng ngứa xuất hiện sau 6 - 8 tuần, còn người đã tiếp xúc trước đó với cái ghẻ thì các triệu chứng xuất hiện sớm hơn. Lúc đầu thấy ngứa ở các kẽ, như kẽ ngón tay, kẽ dưới vú (ở đàn bà), rãnh quy đầu, kẽ mông ở trẻ em... Ngứa lan dần nhanh chóng ra toàn thân và ngứa nhiều về ban đêm. - Nổi mụn nước Tại một số vị trí xuất hiện mụn nhỏ, và có chỗ là đường hang do ghẻ cái đào đục dưới da. Thông thường là sẽ ở vùng lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, lòng bàn chân, quanh rốn, mông , bao quy đầu, núm vú,...những khu vực này sẽ xuất hiện nhiều và sẽ lan rộng ra các vùng xung quanh. NGUYÊN NHÂN BỆNH GHẺ NƯỚC Nguyên nhân chính gây ra ghẻ nước là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis xâm nhập vào da, và phần lớn là do ghẻ cái. Ghẻ cái ký sinh ở lớp thượng bì, đẻ trứng vào ban ngày và đào hang vào ban đêm. Đây chính là nguyên nhân gây ra những cơ ngứa dữ dội vào buổi đêm. Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ như là: Do lây truyền: Bệnh ghẻ lây truyền từ người này sang người khác khi có những tiếp xúc trực tiếp như: ngủ chung, ăn chung, mặc chung quần áo, chăn mền, hay có bất kỳ tiếp xúc thân thể nào. Nếu trong gia đình có người bệnh thì khả năng lây nhiễm là rất cao. Do môi trường sống bị ô nhiễm: Sống trong môi trường không sạch sẽ, bị ô nhiễm, nguồn nước bẩn, nhiều nấm mốc, độ ẩm không khí cao cũng làm tăng nguy cơ gây nên bệnh ghẻ nước. Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: Lười vệ sinh cá nhân hoặc vệ sinh không sạch sẽ, hay đổ nhiều mồ hôi,... cũng là nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ nước. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ NƯỚC Bệnh ghẻ nước mặc dù điều trị sẽ không quá khó khăn nhưng phải cần một quá trình lâu dài mưới có thể trị dứt điểm được. Điều trị bằng phương pháp bôi thuốc là phương pháp chữa ghẻ nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Thông thường ghẻ nước sẽ được điều trị bằng một số loại thuốc bôi chống ngứa như: - Dung dịch Diethylphtalat (DEP): loại thuốc này được dùng để điều trị bệnh ghẻ và giảm các triệu chứng ở các vùng da bị côn trùng cắn. - Permethrin 5% (Elimite): Loại thuốc này là lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh ghẻ ngứa do thuốc có độ an toàn và hiệu quả cao. Thuốc sử dụng được cho trẻ từ 2 tháng trở lên và bôi sau khi tắm, để trong 8 giờ và sử dụng liên tục trong vòng 7 ngày. - Gamma benzene hydrochloride 1% (Lindane): thuốc diệt ký sinh trùng, thuốc điều trị ngoài da, thuốc điều trị ghẻ, điều trị chấy rận. Đây là lựa chọn hàng đầu hiện nay là permethrin 5%, đặc biệt là đối với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú vì permethrin hấp thu qua da ít và an toàn đối với các vùng da liên quan. - Benzoate de benzyl 25% (Ascabiol): Loại thuốc này dễ gây kích ứng nên ít khi được sử dụng. Thuốc được dùng sau khi tắm sạch, để trên da 24 giờ và sử dụng liên tục trong vòng 2 ngày. - Dung dịch Esdepallethrin dạng phun sương: Loại thuốc này được đánh giá an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên thuốc có giá thành đắt đỏ, có thể gây kích ứng da mặt và kích thích triệu chứng của bệnh hen suyễn. - Thuốc mỡ lưu huỳnh 2 – 10%: Mỡ lưu huỳnh có thể dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Thuốc được sử dụng trong 3 ngày liên tục. Người bệnh lưu ý cần phải bôi trực tiếp thuốc lên những nơi thương tổn, không được bôi nào mắt hay niêm mạc. Cần vệ sinh sạch sẽ trước khi bôi thuốc. Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh ghẻ nước và phương pháp trị bệnh ghẻ nước. Thông qua đây, các chuyên gia cũng khuyên các bạn nên ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu, hãy có đời sống sinh hoạt lành mạnh, thực hiện thăm khám định kỳ, xét nghiệm phát hiện bệnh ngay khi nghi ngờ nhé! Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn: - Tư vấn qua số điện thoại 0236 36 11111 Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.