Bảng giá các loại gỗ công nghiệp phổ biến, chi tiết mới nhất

Thảo luận trong 'Quảng cáo và Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi Nội thất Viva, 19/9/24 lúc 11:13.

  1. Nội thất Viva

    Nội thất Viva Thành viên

    Gỗ công nghiệp hiện đang là chất liệu lên ngôi và được đánh giá cao bởi nhiều tính năng nổi bật. Trong đó, có rất nhiều loại ván gỗ công nghiệp khác nhau, mỗi loại đều có những ưu điểm riêng. Cùng Nội thất Viva khám phá chi tiết về đặc điểm cũng như bảng giá của loại gỗ này qua bài viết sau nhé.

    1. Bảng giá tham khảo các loại gỗ công nghiệp phổ biến
    Ván gỗ công nghiệp đang ngày càng được ưa chuộng bởi sự khan hiếm của gỗ tự nhiên. Trong đó, dòng ván gỗ này có sự nổi bật về mẫu mã, khả năng chịu lực, độ bền, chống ẩm mốc, độ bền cao và tính thẩm mỹ tốt như gỗ tự nhiên. Vậy, gỗ công nghiệp rẻ hay đắt? Giá ván gỗ công nghiệp bao nhiêu?

    [​IMG]

    2. Ván gỗ công nghiệp là gì?
    Ván gỗ công nghiệp (Wood – Based Panel) còn có tên gọi là ván gỗ nhân tạo. Được sản xuất bằng kết hợp từ các sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ, veneer hoặc ván gỗ. Cùng với chất kết dính và phương pháp định hình bất kỳ tạo nên một tấm ván lớn.

    Gỗ công nghiệp thường được làm từ những nguyên liệu thừa, tận dụng hoặc tái sinh từ những ngọn cành từ những cây gỗ tự nhiên.

    3. Cấu tạo của gỗ công nghiệp
    Cấu tạo của các loại gỗ công nghiệp gồm có 2 thành phần chính là lớp cốt và lớp phủ bề mặt.

    • Lớp cốt được tạo ra từ các sợi gỗ dăm hoặc mảnh gỗ sẽ được xử lý thông qua quá trình xử lý bằng hóa chất hoặc nhiệt độ, áp suất cao. Để giảm đi độ ẩm và loại bỏ các chất béo, dầu mỡ và nhựa còn lưu lại bên trong. Sau đó, các sợi gỗ này sẽ được nghiền nhuyễn và kết dính bằng keo để tạo được tấm gỗ nhân tạo.
    • Lớp phủ bề mặt là một lớp vật liệu được dán ép lên trên lớp cốt gỗ công nghiệp, giúp tấm gỗ tăng thêm những đặc tính như bền bỉ, tính thẩm mỹ cao, khả năng chống cong vênh,...


    [​IMG]

    4. So sánh gỗ công nghiệp với gỗ tự nhiên
    Cả 2 vật liệu gỗ tự nhiên và nhân tạo đều có ưu – nhược điểm riêng. Theo từng mục đích sử dụng và không gian nội thất khác nhau, mà bạn có thể chọn chất liệu phù hợp.

    [​IMG]

    5. Đặc điểm của các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
    Ván gỗ công nghiệp là một loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong đa lĩnh vực, từ nội thất, trang trí cho đến thi công xây dựng. Để chọn được loại ván gỗ phù hợp nhu cầu sử dụng, người tiêu dùng cần nắm từng loại ván công nghiệp có đặc điểm gì.

    Sau đây là một số đặc điểm từ các loại ván gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay.

    5.1. Cốt ván ép gỗ dán (Plywood)
    Cốt gỗ ván ép Plywood là dòng gỗ công nghiệp được tạo nên từ đa nhiều lớp ván gỗ mỏng ( Veneer) Với kích thước được xếp chồng lên nhau theo dạng từng lớp vân gỗ. Chất lượng tấm gỗ Plywood tùy vào lớp gỗ và tính chất keo dán chuyên dụng.

    Độ dày thông dụng của chất liệu gỗ ván gỗ công nghiệp này bao gồm: 3ly, 5ly, 6ly, 8ly, 10ly, 12ly, 15ly, 18ly, 20ly và 25ly. Hiện nay, dòng gỗ dán này được ứng dụng rộng rãi trong đa lĩnh vực. Từ đồ nội thất gia đình cho đến nội thất văn phòng. Làm lõi cho bề mặt veneer, loại gỗ chịu nước còn được ứng dụng làm coppha và gia cố ngoài trời.

    Ưu điểm:

    • Cốt ván ép gỗ dán (Plywood) có đặc tính dẻo, không cong vênh, chống thấm và chịu nước tốt hơn so với cả gỗ MFC và gỗ công nghiệp MDF.
    • Gỗ dán có ưu điểm cường độ chịu lực cao và được ứng dụng nhiều trong các công trình.
    Nhược điểm: Cốt ván ép gỗ dán (Plywood) sở hữu bề mặt không phẳng nhẵn so với các loại gỗ khác.

    [​IMG]

    5.2. Cốt ván dăm (Okal / Particle Board)
    Cốt gỗ ván dăm có cấu tạo cốt gỗ tự nhiên xay thành dăm, trộn với chất keo kết dính chuyên dụng và ép ở nhiệt độ và áp suất cao. Theo yêu cầu về độ dày và chất lượng, độ dày phổ biến của cốt gỗ Okal có đa kích cỡ khác nhau, phổ biến nhất là 9ly, 12ly, 18ly và 25ly.

    Với những đặc tính như trên, gỗ ép được dùng để gia công phần thô cho nội thất gia đình. Sử dụng làm lớp cốt hoàn thiện loại vật liệu, gồm cả sơn các loại.

    Ưu điểm cốt gỗ ván dăm:

    • Không co ngót, ít bị mối mọt, cùng với khả năng chịu lực vừa phải.
    • Bề mặt có độ phẳng mịn tương đối cao, dễ thi công, giá rẻ.
    Nhược điểm cốt gỗ ván dăm:

    • Các cạnh của tấm gỗ ép dăm thường dễ bị sứt mẻ.
    • Khả năng chịu ẩm kém, rất dễ phồng rộp khi tiếp xúc với nước.
    [​IMG]

    5.3. Cốt ván gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard)
    Loại gỗ công nghiệp này được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng ngắn ngày như cao su, bạch đàn, keo,…

    Bề mặt tấm gỗ công nghiệp được kèm với phủ một lớp giấy Melamine. Tác dụng của lớp Melamine này đó là chống trầy xước, chống thấm. Và giúp tạo được bề mặt có vẻ đẹp thẩm mỹ cao. Chất liệu gỗ công nghiệp này được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất gia đình và văn phòng.

    Ưu điểm:

    • Mức giá hợp lý, đa dạng màu sắc
    • Thi công và bảo dưỡng dễ dàng
    Nhược điểm:

    • Tấm gỗ MFC không quá dày
    • Khả năng chống ẩm không cao.
    [​IMG]

    Giường Gỗ Ép Công Nghiệp MFC Nhập Khẩu Có Hộc Kéo + Đầu Nệm Cao Cấp GN-2459

    [​IMG]

    Kệ Tivi Phòng Ngủ Hiện Đại MFC Nhập Khẩu Màu Nâu Vân Gỗ Phối Xám Chì KTV-2455

    5.4. Cốt ván gỗ MDF
    Độ dày phổ biến của gỗ gỗ công nghiệp MDF bao gồm 3 ly, 6 ly, 9 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly và 25 ly. Kích thước tấm ván gỗ công nghiệp của loại gỗ này khoảng 1220mm x 2440mm. Hiện nay, gỗ MDF được ứng dụng phổ biến trong gia công đồ nội thất gia đình, văn phòng, vách ngăn,…Ưu điểm cốt gỗ gỗ công nghiệp MDF:

    • Mức giá hợp lý và phù hợp với các văn phòng, căn hộ chung cư.
    • Kiểu dáng độc đáo, đa dạng, thích hợp để dùng được trong nhiều phong cách, kiểu dáng nội thất khác nhau.
    • Khả năng chịu ẩm cao, loại chịu ẩm thường là ván gỗ có lõi màu xanh.
    • MDF có khả năng chống cháy hiệu quả, loại chống cháy có lõi màu đỏ.
    • MDF thay thế được gỗ tự nhiên trong việc thi công đa dạng sản phẩm nội thất thông thường bởi chất lượng cao.
    Nhược điểm cốt gỗ MDF:

    • Khả năng chịu lực thấp hơn so với gỗ tự nhiên.
    • Tấm ván gỗ tương đối mềm.
    [​IMG]

    Xem thêm chất liệu gỗ khác:

    • Gỗ óc chó là gì? Đặc điểm và ứng dụng của loại gỗ này trong thiết kế nội thất
    • Gỗ sồi (Gỗ Oak): Phân loại và ứng dụng gỗ sồi trong thiết kế nội thất

    Xem chi tiết tại: https://noithatviva.vn/tin-tuc/cam-...o-cong-nghiep-pho-bien-chi-tiet-moi-nhat.html
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng