Bài toán dòng tiền - Xử lý khoản phải thu bằng những đường giới hạn

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Trong Doanh nghiệp có 2 yếu tố quan trọng đó là nhân sự và tài chính.

    Khi nhân sự là bài toán của sự tuyển - dùng - giữ - đuổi. Thì tài chính lại bởi các yếu tố tỷ suất lợi nhuận, trị giá cổ phiếu, đòn bẩy tài chính, bài toán dòng tiền ... Sau 5 năm hoạt động kinh doanh, em xin được chia sẻ chút những gì đã làm và đã trải qua liên quan tới bài toán dòng tiền trong doanh nghiệp.

    Đối với dòng tiền trong doanh nghiệp, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới các yếu tố khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho, và khoản dự phòng . Có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động rất tốt, họ phụng sự khách hàng không có gì phải chê trách, ấy vậy mà cái thượng đế đó lại quay lưng với họ bởi vì đồng tiền, họ trả chậm, thậm chí họ xù nợ dẫn đến những cái chết mà có thể nói là đau đớn nhất. Vậy cần quan tâm những gì giữa mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và Khách hàng??

    Vẫn nhớ, hồi còn là sinh viên năm 2 ( năm 2009), mình đã bập bẹ bước vào môi trường kinh doanh khi được tham gia phụ trách một số công việc phụ giúp người nhà. Kiên Giang được trời phú cho nguồn tài nguyên Hải sản từ vùng biển phía tây Việt Nam rất dồi dào. Khi đó, gia đình mình chuyên cung cấp cá Thu cho người Trung Quốc và các thương lái ngoài Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh, Bình Định… Thị trường chính ( 80%) vẫn là người Trung Quốc, người Việt mình vẫn rất ít ăn cá Thu.

    Chuyện làm ăn lúc đó, còn nhỏ nên mình chỉ phụ trách mảng sổ sách khi rảnh hoặc tìm khách hàng mới, và nghiên cứu các sản phẩm có thể chế biến từ cá Thu.

    Năm 2013, có 1 lần vụ thương lái Trung Quốc xù nợ đơn hàng khoảng 20 tấn cá Thu ( Mỗi ngày giao dịch 2 tấn, hoạt động 8 tháng / năm). Ban đầu khách hàng này làm ăn rất đàng hoàng, luôn thanh toán trước và khi giao hàng đều thanh toán đủ 100%, nhưng rồi rủi ro cũng tới. Từ vụ xù nợ đó, mình đã học hỏi được cách xử lý gần như đúng dạng thương nhân ( con buôn) của người nhà. Bởi thực sự, đồng tiền có sự tiêu cực nhất định của nó, khiến chúng ta rất dễ phá vỡ nguyên tắc của lý trí, chỉ cần đưa cảm xúc vượt giới hạn, chúng ta rất dễ ôm 1 cục rủi ro và tặng việc xấu mà đối tác đưa về phía mình.

    Tới giờ, với số kinh nghiệm ít ỏi của mình, thêm nữa lại tự kinh doanh riêng không còn sự đùm bọc của gia đình, bài toán dòng tiền luôn khiến mình nhiều lần rất khó xử. Và mình đã đưa ra 1 số quy tắc, đường giới hạn nhằm ghi nhớ, xử lý bài toán liên quan tới khoản phải thu thuộc 1 phần bài toán của dòng tiền. Hy vọng giúp 1 phần nào đó.

    Để giải quyết bài toán dòng tiền ( khoản phải thu) trong Doanh nghiệp, cần quan tâm tới các yêu tố sau :
    1. Hãy luôn có hoặc chuẩn bị 1 nhân viên luật và kế toán tài chính giỏi ( thậm chí những người chủ doanh nghiệp cần bổ sung những kiến thức chuyên môn cơ bản này).

    2. Phân tích và quản trị rủi ro một cách tối ưu nhất có thể bằng các chỉ tiêu cụ thể

    A. Đối với khách hàng có các chỉ tiêu sau

    - Khách hàng quốc tế
    - Khách hàng giao dịch lần đầu, hoặc vài lần đầu
    - Giao dịch không có hợp đồng kinh tế
    - Không nắm được trụ sở doanh nghiệp của khách hàng, địa chỉ nhà ở chủ sở hữu, hoặc cá nhân, trường học, nơi làm việc ( nếu khách hàng là cá nhân).
    - Quá khứ hoạt động của khách hàng không nắm được, hoặc quá khứ hoạt động xấu
    - Tình hình tài chính doanh nghiệp, cá nhân không nắm được và không rõ ràng
    - Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng đó, mà không thể bán cho khách hàng khác, hoặc trường hợp họ không lấy, phải đổ bỏ, hoặc ôm hàng trông kho rất lâu do tính thanh khoản chậm
    * Chỉ số niềm tin trong giao dịch thanh toán ( thang điểm 10) là
    - Dưới 5 điểm
    * Đường giới hạn ( Xử lý )
    - Số tiền khách hàng phải ứng trước và thanh toán hoặc L/C ngay sau khi giao hàng là 100%

    B. Đối với khách hàng có các chỉ tiêu sau

    - Khác với đối tượng nhóm khách hàng A
    - Có hợp đồng kinh tế rõ ràng
    - Nắm được thông tin pháp nhân hoặc cá nhân và thông tin tài chính của khách hàng rõ ràng
    - Giao dịch trong phạm vi nội địa
    - Hàng hóa, dịch vụ bảo quản, có thời hạn sử dụng, hiệu lực lâu bền
    - Có nhiều khách hàng thay thế
    - Khách hàng đã trở thành thân thiết ở mức độ trung bình…
    ** Chỉ số niềm tin trong giao dịch thanh toán ( thang điểm 10) là
    - Từ 5 điểm đến 8 điểm
    ** Đường giới hạn ( Xử lý )
    - Số tiền khách hàng phải ứng trước và thanh toán ngay sau khi giao hàng là : Số tiền thấp nhất nhận được đúng bằng doanh thu tại điểm hòa vốn cho giao dịch đó. ( Lưu ý điểm hòa vốn khác chi phí giá vốn của hàng hóa dịch vụ)
    C. Đối với khách hàng có các chỉ tiêu sau
    - Đạt được các chỉ tiêu của nhóm khách hàng B
    - Đối tác chiến lược thực sự quan trọng
    - Nếu không cung cấp hàng hóa dịch vụ đó cho khách hàng, thì công ty sẽ cực kỳ khó khăn hoặc ngừng hoạt động
    - Doanh nghiệp liên kết được với các tổ chức tài chính đứng ra bảo lãnh, mua nợ, chia sẻ rủi ro…
    ** Chỉ số niềm tin trong giao dịch thanh toán ( thang điểm 10) là
    - Từ 9 điểm đến 10 điểm
    ** Đường giới hạn ( Xử lý )
    - Số tiền khách hàng phải ứng trước và thanh toán ngay sau khi giao hàng là : Tùy vào thỏa thuận các bên, với điều kiện tối thiểu Doanh nghiệp phải có dòng tiền luân chuyển một cách bình thường và khỏe mạnh.
    Một số lưu ý :
    1. Cần phải quan tâm tới yếu tố doanh nghiệp liên kết với các đơn vị tài chính, hoặc vay nợ để mua các yếu tố đầu vào, hàng hóa, dịch vụ để cung cấp cho khách hàng. Liên hệ để nhận sự hỗ trợ, thông tin khách hàng quốc tế thông qua Đại sứ quán, Tham tán thuộc bộ Ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
    2. Yếu tố tình cảm, cảm tính : Nhìn mặt thích hoặc không thích, hay cảm thấy thương, thấy ghét ...để đưa đến quyết định bán và cho nợ hay không hết sức thận trọng.
    3. Cần giữ được khách hàng cũ, và cùng nhau phát triển mà không vi phạm lợi ích của nhau.
    4. Cần tìm thêm khách hàng mới
    5. Luôn chuẩn bị phương án cho khoản nợ khó đòi
    6. Tiền của mỗi lần giao dịch khi nào vào túi 100 % , thì mới được coi là kết thúc.
    7. Hãy cân nhắc sự được mất khi vượt rào qua đường giới hạn.
    8. Luôn có khoản tiền mặt dự phòng rủi ro , trong trường hợp xấu nhất xảy ra để xử lý và hoạt động doanh nghiệp không dừng lại.
    9. Một số hàng hóa , dịch vụ mà dùng để cứu người như thuốc, chữa bệnh, trong trường hợp khẩn cấp tới tính mạng con người... thì xin hãy vượt rào.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng