Bệnh đau dạ dày xảy ra do dạ dày bị tổn thương, chủ yếu bởi viêm loét gây nên. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà đau dạ dày còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời. Một trong những phương pháp điều trị đang ngày càng được nhiều người lựa chọn đó là sử dụng các thảo dược Đông y. Đau dạ dày là gì, các vị trí đau phổ biến nhất Bệnh đau dạ dày là tình trạng tổn thương tại niêm mạc dạ dày chủ yếu do các vết viêm loét gây nên. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Một số vị trí đau dạ dày phổ biến là: Niêm mạc, hang vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, tá tràng. Ngoài ra, có thể dựa vào vị trí đau trên bụng để chẩn đoán xem bạn đang gặp phải vấn đề gì: Nếu cảm thấy đau ở vùng bùng trên rốn, đây có thể là triệu chứng của bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,… Đau ở phần giữa bụng thì khó chẩn đoán vì hơn vì nơi này tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa. Cũng tùy vào bệnh lý mà cơn đau có thể lan sang các vùng xung quanh. Một số bệnh gây ra tình trạng đau bụng giữa bao gồm: viêm hang vị, loét dạ dày, sỏi thận, chớm viêm ruột thừa, viêm ruột,… Đau ở phía 2 bên thì có thể bạn đã bị loét dạ dày, táo bón, sỏi thận, viêm ruột,… Đau dạ dày được phân loại thành 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính: Đau dạ dày cấp tính: Tình trạng đau xảy ra đột ngột do nhiễm virus, vi khuẩn, bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc stress nặng. Đau dạ dày mãn tính: Là hệ quả khi gặp phải một số bệnh lý mãn tính hoặc do điều trị trường hợp cấp tính không dứt điểm Nguyên nhân đau dạ dày thường gặp Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, hiện đang là Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, đau dạ dày có thể do những nguyên nhân trong cuộc sống thường ngày mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn: Phần lớn người bệnh bị đau dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) xâm nhập vào dạ dày và phần ít do các loại nấm khác. Căng thẳng, áp lực công việc, stress: Căng thẳng kéo dài khiến dạ dày bị chịu áp lực phải co bóp nhiều dẫn đến đau thắt. Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: Uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích, ăn không đúng bữa, ăn quá no hoặc quá đói… Ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh, thuốc Tây: Lạm dụng thuốc Tây, kháng sinh trong thời gian dài khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây đau. Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi? Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc khắc phục đau dạ dày. Ngoài việc ăn những thức ăn mềm và tránh xa các đồ ăn cay nóng, người bệnh cần phải xây dựng được một thực đơn khoa học. Cũng theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, người bệnh nên ăn một số loại thực phẩm sau: Nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Trứng, sữa bò, mật ong… Nhóm thực phẩm giảm tiết axit: Cơm, bánh mì, cháo, khoai luộc.. Thực phẩm làm lành vết loét: Tôm, cá… Ăn nhiều rau củ chứa nhiều vitamin có lợi, chất xơ, ngũ cốc. Bên cạnh đó thì cũng có những thực phẩm người bị đau dạ dày nên tránh xa như đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ chua, đồ lên men, đồ uống có gas hoặc những thứ có chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá,… do những thực phẩm trên sẽ làm gia tăng axit trong dạ dày, khiến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, viêm loét và cảm giác đau càng thêm trầm trọng.