Bài thuốc dân gian giúp bổ âm (bổ thận thủy)

Thảo luận trong 'Bệnh học' bắt đầu bởi nguyễn minh tú, 29/11/18.

  1. nguyễn minh tú

    nguyễn minh tú Thành viên

    Âm hư là triệu chứng biểu hiện của âm dịch và âm tinh trong cơ thể không đủ, tâm, can, tỳ, phế, thận đều có triệu chứng âm hư.

    Chứng âm hư là tên gọi chung cho trường hợp tinh huyết bất túc, hoặc tân dịch hao tổn mà biểu hiện lâm sàng có các chứng hậu về âm hư tân dịch thiếu hoặc âm không chế được dương. Bệnh đa số do tiên thiên suy tổn, ốm lâu lao tổn hoặc giai đoạn cuối của bệnh nhiệt âm dịch bị hao thương gây nên. Chứng âm hư của từng tạng phủ có liên hệ với nhau lại vừa khác nhau. Vì chứng âm hư của mỗi tạng phủ đã giới thiệu ở các mục riêng, ở đây không nhắc lại nữa.

    Chứng âm hư biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thể trạng gầy còm, miệng ráo họng khô, chóng mặt mất ngủ, triều nhiệt ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, về buổi chiều gò má đỏ, tiểu tện lượng ít sắc vàng, đại tiện khô kết, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.

    Trong các tật bệnh hư lao, lao sái, tiêu khát, Huyễn vậng thường xuất hiện chứng trạng âm hư.

    Những người chứng âm hư có thể tham khảo.

    Bài thuốc dân gian giúp bổ âm thường dùng.

    1. Bánh long nhãn, sơn dược giúp bổ âm dưỡng tâm.

    Thành phần: Long nhãn nhục 50g, sơn dược 150g, bột gạo nếp 250g, đường 100g, mạch đông 30g.

    Cách dùng: Trước tiên luộc chín sơn dược, bóc vỏ. Long nhãn, mạch đông ngâm nước sôi, rồi cho vào nồi lớn cùng với sơn dược chín, cho đường trắng vào, đảo nhẹ đến khi các nguyên liệu quyện lại. Bột gạo nếp nặn thành viên, nhân bên trong là bột sơn dược, cho vào luộc chín là được.

    Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng bổ âm dưỡng tâm. Thích hợp dùng để bồi bổ cho những người mắc các chứng bệnh như tâm âm hư dẫn đến sợ hãi, tim đập mạnh và loạn nhịp, mất ngủ, hay mơ, nóng trong...

    2. Mật chưng bách hợp giúp bổ âm nhuận phế.

    Thành phần: Bách hợp 500g, mật ong 500g.

    Cách dùng: Trước tiên rửa sạch bách hợp, ngắt cánh, ngâm trong nước nửa tiếng đồng hồ rồi vớt ra, cho vào trong nồi, thêm mật ong vào, chưng cách thủy khoảng 1 tiếng là xong, chia uống 10 lần.

    Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng tư âm nhuận phế. Thích hợp để bồi bổ cho những người hư hỏa, ho khan, khạc ra máu, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô...

    3. Xuyên bối mẫu nấu lê giúp bổ âm tiêu đờm.

    Thành phần: Xuyên bối mẫu 15g, lê tuyết 6 quả, đông qua điều (mứt bí đao) 100g, gạo nếp 100g, đường phèn 180g, phèn trọng lượng vừa đủ.

    Cách dùng: Trước hết vo sạch gạo nếp nấu thành cơm, đông qua điều thái miếng bằng hạt đỗ vàng, xuyên bối mẫu đập vỡ, phèn trắng hòa trong nước.

    Lê tuyết sau khi bỏ vỏ, hạt, ngâm trong nước phèn trắng để tránh đổi màu. Sau đó cho lê vào trong nước sôi luộc một lúc, vớt ra thả vào trong nước lạnh cho nguội, rồi lại cho ra bát. Xuyên bối mẫu chia làm 6 phần, cho từng phần vào trong lê tuyết, đậy lại.

    Sau đó cho vào lồng hấp, chưng khoảng 50 phút, rồi bỏ ra ngoài.

    Cho vào trong nồi khoảng 300ml nước vặn lửa to đun sôi, cho đường phèn, cơm nếp, đông qua điều vào, đun một lúc, rưới lên trên lễ tuyết là xong

    Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng bổ âm nhuận phế, tiêu đàm chỉ khái. Thích hợp để bồi bổ cho những người ho khan không có đờm, giọng khàn...

    Bối mẫu

    Bối mẫu là thực vật rễ chùm sống lâu năm. Thân củ của nó đều có thể dùng làm thuốc, có Công hiệu tiêu đàm chỉ khái, thanh nhiệt tán kết. Có thể dùng bối mẫu để điều trị bệnh ho có đờm, khạc ra đờm màu vàng. Bối mẫu lại có vị ngọt, cho nên có tác dụng nhuận phế chỉ khái, trị liệu các chứng hư như âm hư, ho khan, họ lao...
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. vuvanhan96

    vuvanhan96 Thành viên mới

    tks đã chia sẻ