ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ KHỞI NGHIỆP ĐỂ DỰNG NGHIỆP THÀNH CÔNG

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Sinh Viên Luật, 9/4/17.

  1. Sinh Viên Luật

    Sinh Viên Luật Moderator

    Mình viết xong bài này là 5h15p sáng sau một đêm cặm cụi, để thực hiện cam kết mỗi tuần một bài, với mong muốn góp chút sức vào sự phát triển của group Quản trị và Khởi nghiệp. Mong mọi người tiếp nhận thành ý và bàn luận phản biện sôi nổi để nguyên lý này được lan tỏa, giúp ích cho các thành viên ! [​IMG]<3

    Khởi nghiệp là việc lớn của đời người, việc thành bại lớn bé ảnh hưởng tới tương lai sự nghiệp gia đình vì vậy không thể không thận trọng.

    Xét rằng, người khởi nghiệp không nên vì thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào; không nên “mình thích thì mình khởi nghiệp thôi”; không nên vì cái danh ông chủ hay doanh nhân mà khởi khởi nghiệp; không nên vì lợi ích nhất thời mà khởi nghiệp; không nên vì đang có tiền, đang thất nghiệp,… mà đi khởi nghiệp.

    Việc khởi nghiệp thất bại có thể đẩy một con người xuống bùn đen, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình, vì vậy người khởi nghiệp cần thận trọng để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình. Những vụ vỡ nợ đầy rẫy xung quanh ta cho thấy kết cục bi thảm, nhẹ thì gia đình ly tán bạn bè xa lánh, nặng thì thương tật suốt đời. Cho nên mới có câu thương trường là chiến trường là vậy.

    Thận trọng là để khởi nghiệp thành công, để giành chiến thắng trên thương trường, để kiểm soát rủi ro thất bại. Thận trọng là không vội vàng, từng bước tu TÂM dưỡng TẦM luyện TÀI.

    Tâm Tầm Tài (1) là khiến tiền phương anh em một lòng đoàn kết cống hiến chiến đấu hết mình, (2) là khiến hậu phương ổn định gia đình yên ấm ủng hộ,(3) là khiến khách hàng bạn bè đối tác tin yêu, (4) là khiến doanh nghiệp ngày càng phát triển đóng góp vào sự phát triển của xã hội và đất nước. Điều này gọi ngắn gọn quy nạp là TU ĐẠO.

    Tài (1) là khiến doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận cao nhất, (2) là tuyển và dụng được người tài làm việc mang lại kết quả tốt nhất, (3) là khiến bộ máy doanh nghiệp vận hành trơn tru (dựa trên quy trình biểu mẫu quy định quy chế chính sách…), (4) là khiến doanh nghiệp phát triển an toàn không lệ thuộc. Điều này gọi ngắn gọn quy nạp là LUYỆN PHÁP.

    Kết hợp TU ĐẠO + LUYỆN PHÁP = CÔNG LỰC, KHỞI NGHIỆP muốn THÀNH cần CÔNG LỰC cao. Công lực kém thì khởi nghiệp khó mà thành công, doanh nghiệp khó mà phát triển, rủi ro có thể chết bất đắc kỳ tử bất kỳ lúc nào.

    CHỐT: Nguyên lý thận trọng là từng bước rèn luyện công lực (tu đạo và luyện pháp) để thành công bền vững. Nguyên lý này giải thích tại sao khởi nghiệp lần đầu có tỷ lệ thất bại > 90% là như vậy.

    Mình đưa 2 case study để mọi người suy ngẫm và bàn luận về nguyên lý thận trọng:
    *Bài học thành công điển hình từ áp dụng nguyên lý thận trọng: CÂU CHUYỆN FSOFT anh Nam đang chia sẻ trên group.
    *Bài học thất bại điển hình từ không tuân theo nguyên lý thận trọng: ĐẠI GIA THỦY SẢN THIÊN MÃ CẦN THƠ VỠ NỢ
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng