Áp dụng hiệu ứng giả dược trong y khoa

Thảo luận trong 'Thuốc Biệt Dược' bắt đầu bởi thanhtu0106, 9/7/21.

  1. thanhtu0106

    thanhtu0106 Thành viên mới

    Từ rất lâu trước đó, các nhà khoa đã có kết quả cho cuộc thí nghiệm, áp dụng hiệu ứng tâm lý trong điều trị. Cụ thể nghiên cứu thực hiện bằng cách đưa đến cho người bệnh những viên thuốc, dung môi tiêm truyền hay thậm chí ca phẫu thuật… đều là “giả”. Điều này có nghĩa là những phương pháp y tế trên không có hoạt chất sinh hoạt hay tác động gì đến thể chất vật lý của người bệnh. Nhưng nó lại có tác động đến tâm lý và khiến bệnh nhân thật sự có phản ứng. Vậy cụ thể giả dược là gì? Và nó ý nghĩa như thế đối với ngành y khoa ?

    [​IMG]

    Hiệu ứng giả dược là gì?
    Hiệu ứng giả dược ( hay còn gọi là placebo) là một phương pháp điều trị y tế được thiết kế để “đánh lừa” người tham gia thí nghiệm lâm sàng. Phương pháp này không chứa bất kỳ thành phần hoạt chất nào nhưng thường vẫn tạo ra hiệu ứng vật lý cho từng cá nhân. Hiệu ứng placebo được xem là một hiện tượng đánh vào tâm lý người dùng theo phương châm “sức mạnh của sự vô nghĩa”.

    Khoa học nói gì về hiệu ứng giả dược?
    Lý giải một cách khoa học, việc sử dụng giả dược đã kích thích cho sự giải phóng endorphins – chất giảm đau tự nhiên của cơ thể. Endorphins có cấu trúc giống như morphine và những loại thuốc giảm đau dạng thuốc phiện khác.

    Điều này đã được chứng minh bằng cách, các nhà khoa học đã thử cho naloxone vào bên trong viên giả dược. Naloxone là một chất đối vận làm khóa tác động của endorphins và các chất dạng thuốc phiện. Kết quả là những hiệu quả tác động của hiệu ứng placebo trong viên thuốc giả dược kia đã gần như mất đi.

    Như vậy có thể thấy, hiệu ứng placebo có tác dụng khi ở người bệnh có 2 yếu tố là tính kỳ vọng và tính điều kiện:

    Tính kỳ vọng: Đây là sự mong đợi, hy vọng rằng thuốc thật sự có tác dụng tốt đối với sức khỏe và bệnh tình của họ, kết quả là cơ thể tự đáp ứng điều đó và cho thấy được hiệu quả tích cực từ viên thuốc giả dược.

    Tuy nhiên, có một tình trạng có thể xảy ra ngược lại, đó là khi người bệnh không mong đợi thuốc có tác dụng hay lo sợ một tác dụng phụ nào đó, điều này có thể làm phản tác dụng và dẫn đến các triệu chứng không mong muốn khác. Đây được gọi là hiệu ứng nocebo. Nếu như hiệu ứng placebo gia tăng hoạt động của thụ thể dopamine và opioid có tác động tích cực đến bệnh lý và sức khỏe, thì hiệu ứng nocebo làm giảm hoạt động của các thụ thể này và gây phản tác dụng.

    Tính điều kiện: Đây là yếu tố giống như là “phản xạ có điều kiện”. Nếu lần trước người bệnh được điều trị trong môi trường y khoa tốt bao gồm bác sĩ, thuốc điều trị tốt giúp khỏi bệnh, thì lần sau người bệnh sẽ có hiệu ứng tác động điều trị nơi đây giúp đỡ bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nghĩ rằng đang được cho sử dụng “thuốc thật”, thần kinh não bộ sẽ hoạt động bằng cách tạo ra endorphin nội sinh làm giảm các triệu chứng đau và cải thiện bệnh.

    Tuy nhiên hiệu ứng placebo không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh, mà chỉ có thể cải thiện các triệu chứng hoặc tình trạng sức khỏe ở mức độ cụ thể.

    >>> Tìm hiểu thêm về tính ứng dụng củahiệu ứng giả dượctrong y khoa
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng