9 mẹo tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website hiệu quả

Thảo luận trong 'Công nghệ số' bắt đầu bởi abitstore, 17/10/20.

  1. abitstore

    abitstore Thành viên

    Nhiều marketers thường gặp tình trạng Traffic thì nhiều mà đơn hàng lại kém. Tỉ lệ khách hàng chỉ xem 1 trang của bạn rồi hô biến (bounce rate) tăng dần đều. Nguyên nhân nằm ở tỷ lệ chuyển đổi quá thấp dẫn đến dù có lượt người truy cập rất cao nhưng số người mua hàng hoặc điền form thì rất hạn chế.

    Vậy làm cách nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi để có được nhiều khách hàng hơn với lưu lượng truy cập sẵn có? Hãy xem ngay 9 gợi ý bên dưới nhé!

    [​IMG]

    1. Xây dựng nội dung chất lượng

    Nếu khách truy cập, họ vào website của bạn bằng từ khóa nào đó để tìm kiếm thông tin, việc bạn cần làm là cung cấp content giải quyết tốt vấn đề của họ khiến họ tập trung và đi sâu tìm hiểu các thông tin ngay trên website chứ không phải nhấn nút back và vào 1 website khác.

    Ví dụ như chuyển sang xem tiếp các nội dung khác, tham khảo case study, xem nhiều mặt hàng hơn, tìm hiểu thêm thông tin…

    2.Thêm một cửa sổ Pop-up vào website

    Để tối ưu hiệu quả chuyển đổi (tăng tỷ lệ chuyển đổi) bạn nên sử dụng loại popup và dành sự đầu tư vào những người dùng đã truy cập vào website. Những người này đã dành thời gian tìm hiểu về website hoặc biết đến website nhưng chưa chuyển đổi thành khách hàng của bạn.

    Họ có thể sẽ quan tâm tới offer của bạn, nhưng họ lại muốn so sánh tất cả các sản phẩm có sẵn để chọn lựa phương án tốt nhất.

    Bạn nên tạo các chiến dịch nhắm mục tiêu tới người truy cập website và thử nghiệm các offer khác nhau hoặc đề xuất ý tưởng bán hàng độc đáo để khuyến khích mua hàng.

    3.Xóa các trường thông tin không cần thiết trong Form

    Nếu một form yêu cầu quá nhiều thứ có thể khiến khách hàng của bạn “sợ hãi” và tỷ lệ thoát trang cũng vì thế mà cao hơn. Độ dài của form chắc chắn liên quan đến số lượng và chất lượng khách hàng tiềm năng.

    Một form ngắn hơn thường có nhiều người sẽ điền hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn, vì vậy bạn sẽ tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

    Form ngắn hơn thường dẫn đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Form dài thì ngược lại ít người điền nhưng chất lượng thông tin cao hơn.

    4. Thêm Testimonial, Review và Logo khách hàng/đối tác

    Sử dụng testimonial là một trong những cách tăng lòng tin cậy đối với khách hàng. Khảo sát của Nielsen cho thấy có tới 83% khách hàng tin tưởng vào những lời giới thiệu từ người quen và 66% những gì khách hàng khác đăng tải trên mạng.

    Nếu có thể, bạn hãy phỏng vấn các khách hàng cũ và lấy feedback của họ về sản phẩm dịch vụ sau đó xin phép chia sẻ phản hồi trên website cùng với hình ảnh, tên tuổi, công ty của họ.

    Bên dưới chân trang bạn nên để logo của các đối tác, khách hàng tên tuổi để tăng độ tin cậy.

    5.Tối ưu nút Call to Action

    Một nút call to action gồm hai yếu tố là thiết kế và nội dung. Cả hai yếu tố đó đều có tác động trực tiếp chuyển đổi. Ví dụ, màu sắc và hình dạng nút giúp thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Nên lưu ý màu sắc nóng để kích thích hành động.

    Phần text đặt trong nút ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định click vào hay không. Hãy sử dụng những khẩu hiệu ngắn nhưng hiệu quả ví dụ như MUA NGAY, ĐẶT HÀNG NGAY, NHẬN QUÀ TẶNG, NHẬN ƯU ĐÃI…

    Đồng thời bạn nên lặp lại nút CTA vài lần trên trang để mang tính nhắc lại khách hàng đăng ký/mua hàng/điền form.

    [​IMG]

    6.Thêm hộp Live chat vào website

    Live chat là một phần mềm cho phép khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với bạn ngay trên website. Live chat cho phép bạn chăm sóc và hỗ trợ khách hàng được thuận tiện hơn và khách hàng cũng dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn.

    Khi được tư vấn kịp thời ngay tại thời điểm đang xem thông tin trên website khả năng quyết định của khách hàng sẽ cao hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

    7. Cam kết hoàn tiền nếu không chất lượng

    [​IMG]

    Kinh doanh trên Website đã trở thành lựa chọn hàng đầu dành cho các đơn vị muốn phát triển lớn và bền vững. Tuy nhiên cũng là nỗi lo cho các nhà quản lý khi không thể cùng lúc thao tác hiệu quả trên nhiều nền tảng. Thời gian xử lý đơn chậm trễ sẽ đem đến trải nghiệm tiêu cực cho khách hàng. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra khi bạn sử dụng Abit để quản lý các website.Ngay khi khách hàng bấm vào mua sản phẩm thành công, đơn hàng sẽ được tạo tự động trên hệ thống Abit.

    Mỗi đơn tạm sẽ có chi tiết thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại, nguồn đơn, sản phẩm và giá tiền. Giúp người chủ cửa hàng không cần lên đơn bằng tay vừa mất thời gian lại dễ nhầm lẫn. Sau khi check đơn thành công, đổi trạng thái sang đề nghị xuất. Nhân viên kho sẽ nắm được thông tin và kiểm kê, xuất hàng nhanh chóng. Song song với đó sẽ đẩy luôn đơn sang đơn vị vận chuyển, đóng gói và chờ ship tới lấy hàng.

    So với quy trình truyền thống, mỗi khâu được số hóa trên nền tảng công nghệ nên giảm bớt tới 60% thời gian xử lý.

    Chỉ cần bỏ ra chi phí vận hành cực rẻ để kiểm soát kết quả bán hàng từ rất nhiều website của shop. Hiệu quả trong quản lý, tối ưu thời gian. Tiết kiệm nhân lực và chi phí là hoàn toàn thấy rõ khi bạn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Abit.

    Nguồn: Internet
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. MT Fashion

    MT Fashion Thành viên mới

    cảm ơn nội dung bài viết