7 sai lầm bóp chết Startup của bạn!

Thảo luận trong 'Công nghệ số' bắt đầu bởi phanmemabit, 5/10/20.

  1. phanmemabit

    phanmemabit Thành viên mới

    Trong thời đại bùng nổ của văn hóa Startup, ai cũng có thể tạo dựng cho mình một thương hiệu, một công ty riêng. Nhưng trong thực tế, chưa đến 5% startup sống sót qua 2 năm. Lý do gì đã khiến nhiều công ty khởi nghiệp thất bại đến vậy?

    Start-up là xu hướng và sân chơi đầy tiềm năng mà ai cũng có thể nhảy vào. Nhưng tỉ lệ thành công trong cuộc chơi này rất thấp. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tăng tỉ lệ thành công cho mô hình khởi nghiệp của mình bằng cách tránh mắc phải những sai lầm phổ biến từng khiến nhiều startup thất bại.

    Cùng điểm qua 7 vấn đề đã đánh ngã phần lớn những người khởi nghiệp.

    [​IMG] Chọn sai mô hình kinh doanh

    Sản phẩm là yếu tố then chốt của một doanh nghiệp. Nhưng sự kết hợp của một sản phẩm tốt với một mô hình kinh doanh không phù hợp sẽ nhanh chóng dẫn đến thất bại. Hãy tìm hiểu thật kỹ các mô hình kinh doanh đi trước, phân tích chúng trong mối tương quan với sản phẩm và định hướng phát triển của công ty mình một cách chi tiết trước khi bắt tay vào khởi nghiệp.

    [​IMG] Tuyển sai người

    Nhân sự giỏi không hiếm nhưng nhân sự phù hợp thì khó tìm. Người giỏi tạo ra kết quả công việc tốt, nhưng người phù hợp lại giúp doanh nghiệp phát triển ổn định. Start-up có nhiều đặc điểm khác với các công ty đã ổn định nên không phải người giỏi nào cũng có thể phát triển cùng start-up.

    Hãy chọn ra những người sẵn sàng lăn xả cùng công ty trong những ngày đầu. Những người giỏi làm việc theo quy trình và thiếu tính linh hoạt thường không phù hợp với các công ty khởi nghiệp nơi các quy trình thường chưa hoàn thiện. Quan trọng nhất, trong những ngày đầu bạn sẽ rất may mắn nếu tìm được những nhân viên luôn nghĩ đến lợi ích của công ty thay vì lợi ích của bản thân mình.

    [​IMG]

    Tuyển dụng sai người cộng tác là một lý do khiến startup của bạn không thành

    [​IMG] Lơ là vấn đề pháp lý và thuế

    Nhiều người khởi nghiệp cho rằng họ có thể tạm gác vấn đề thuế và pháp lý qua một bên để tập trung vào các chiến lược kinh doanh. Điều này hoàn toàn ổn nếu bạn chỉ có ý định làm... "cho vui". Khi đã xác định đi đường dài với mô hình kinh doanh của mình, hãy hoàn thiện các vấn đề pháp lý và thuế ngay từ khi bắt đầu để tránh những vấn đề khó giải quyết sau này.

    [​IMG] Không chú trọng vào marketing và hình ảnh thương hiệu

    Một quan điểm chết người khác của các startup là chú trọng phát triển chất lượng sản phẩm và tin rằng chỉ cần sản phẩm tốt, khách hàng sẽ tự kéo đến. Vấn đề ở đây là khách hàng không thể biết đến sản phẩm tốt của bạn nếu bạn không tiếp thị chúng đến họ.

    Trong kỉ nguyên số, chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố mấu chốt giúp bạn giữ được khách hàng. Nhưng marketing và hình ảnh thương hiệu mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa đưa doanh nghiệp vào thị trường và tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng.

    [​IMG] Là trưởng nhóm tốt nhưng không phải người quản trị tốt

    Nhiều người khởi nghiệp sau một thời gian làm trưởng nhóm hoặc trưởng bộ phận cho một doanh nghiệp. Họ có kỹ năng lãnh đạo nhưng sẽ thật sai lầm nếu họ nghĩ như vậy là đủ. Điều hành một doanh nghiệp rất khác với dẫn dắt một nhóm.

    Là một trưởng nhóm bạn chỉ cần đảm bảo thành viên nhóm mình hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một lĩnh vực nhất định. Trong khi đó, điều hành một công ty bao gồm rất nhiều mảng quản trị như sản xuất, nhân sự, tài chính, marketing, pháp lý... Thiếu hụt kiến thức tổng quát ở bất cứ mảng nào cũng có thể đặt dấu chấm hết cho mô hình non trẻ của bạn.

    Ngoài những yếu tố về kỹ năng quản trị, người chủ doanh nghiệp cần phải rèn luyện và phát triển nhiều tố chất lãnh đạo khác. Họ cần phải trở thành tấm gương về lối sống và đạo đức làm việc cho nhân viên. Chủ doanh nghiệp cần biết phân chia và quản lý quyền hạn, có tầm nhìn xa và bao quát về công ty và thị trường. Họ cần duy trì phong cách làm việc chuyên nghiệp nhưng đồng thời cũng có khả năng thấu hiểu và gắn kết nhân viên, trở thành điểm tựa cho nhân viên của mình.

    Xem thêm phần mềm quản lý nhiều fanpage Abit để trở thành người quản trị tốt hơn. Đây cũng là phần mềm ẩn comment fanpage giúp hạn chế cướp khách hàng hiệu quả khi kinh doanh online.

    [​IMG]

    Phần mềm quản lý nhiều fanpage Abit sẽ giúp bạn trở thành người quản trị tốt hơn

    [​IMG] Quá tham lam hoặc thiếu khát vọng

    Một sai lầm chí mạng nữa mà các startup trẻ dễ mắc phải là quá tham vọng. Họ quá tin tưởng vào bản thân và đặt những mục tiêu không thực tế. Theo sau đó là một kế hoạch hành động quá sức. Khi bạn nhận ra mục tiêu ấy quá tầm với của mình, cảm giác thất bại, tự nghi ngờ và tuyệt vọng sẽ bắt đầu kéo đến, đánh ngã bạn.

    Ngược lại, những công ty đặt mục tiêu quá thấp cũng không tồn tại được lâu. Khi bạn kỳ vọng ít hơn khả năng của mình, bạn đang tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh vượt lên. Nhân viên cũng sẽ không còn mặn mà cống hiến và gắn bó nếu doanh nghiệp phát triển quá chậm.

    [​IMG] Thiếu kiên trì

    Khởi nghiệp hiếm khi là câu chuyện thành công sau một đêm. Phần lớn các startup đều phải trải qua giai đoạn lỗ hoặc may mắn hơn là không lãi. Giai đoạn này có thể kéo dài đến mức khiến bạn nản lòng và thấy thất bại treo lơ lửng trên đầu. Người thiếu kiên trì sẽ chọn từ bỏ, chuyển nhượng hay bán công ty ngay khi đang cách thành công rất gần.

    Tình trạng này có thể xảy ra do bạn đặt mục tiêu quá tầm với hoặc không ngừng so sánh sự phát triển của công ty mình với những doanh nghiệp khác. Bài học ở đây là ngay từ khi bắt tay vào khởi nghiệp, bạn cần xác định được mục tiêu và kế hoạch phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình; chỉ so sánh để nhận ra bài học tốt chứ không so sánh để tự ti và từ bỏ. Và hãy ghi nhớ rằng khởi nghiệp là một quá trình không dành cho người thiếu tính kiên trì.

    Biết dừng lại đúng lúc là điều cần thiết nhưng khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy bình tĩnh phân tích lại tình hình công ty và thị trường trước khi đưa ra quyết định. Nếu có thể hãy tìm đến một chuyên gia trong lĩnh vực của mình mà bạn có thể tin tưởng để xin thêm lời khuyên. Bước thêm một bước có thể là vực thẳm nhưng cũng có thể là ngã rẽ tới thành công.

    [​IMG]



    Thiếu kiên trì bạn sẽ không thể thành công

    Khởi nghiệp không phải chuyện dễ dàng. Các Startup sẽ gặp phải vô vàn rủi ro và vấn đề trong quá trình hoạt động. Không điều gì có thể đảm bảo thành công cho con đường khởi nghiệp của bạn. Nhưng nếu có thể vượt qua được 7 sai lầm phổ biến trên của giới Startup, thì doanh nghiệp của bạn sẽ có thêm cơ hội nằm trong nhóm 5% Startup thành công.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng