4 điều khác biệt giữa văn phòng luật sư và công ty luật

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi lechung1108, 23/11/19.

  1. lechung1108

    lechung1108 Thành viên mới

    Văn phòng luật sưcông ty luật là hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật luật sư. Một luật sư chỉ được tham gia duy nhất một tổ chức hành nghề luật sư. Nếu luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

    Văn phòng luật sư có các đặc điểm chính như sau (quy định tại Điều 33 Luật luật sư):

    1. Do một luật sư đứng ra thành lập, tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân luật sư;
    2. Luật sư thành lập là Trưởng Văn phòng luật sư – người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng;
    3. Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn nhưng phải tuân theo quy định đặt tên trong Luật doanh nghiệp và phải có cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; và
    4. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định.

    Công ty luật có các đặc điểm chính sau (quy định tại Điều 34 Luật luật sư):

    1. Có hai loại hình công ty luật là công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh, các thành viên của công ty bắt buộc phải là luật sư. Công ty luật hợp danh phải có ít nhất từ 02 thành viên trở lên và không có thành viên góp vốn. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do 01 luật sư thành lập và làm chủ sở hữu) và công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (do ít nhất 02 luật sư thành lập);

    2. Giám đốc công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là 01 thành viên do các thành viên thỏa thuận đề cử. Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là luật sư làm chủ sở hữu;

    3. Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

    4. Công ty luật có con dấu, tài khoản theo quy định.

    Từ các đặc điểm chính trên, ta có thể nhận thấy sự khác nhau chủ yếu giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật là về số lượng chủ sở hữu và loại hình doanh nghiệp hoạt động. Ngoài sự khác nhau về cách hoạt động, còn có sự khác nhau về mặt quy mô tổ chức. Hầu hết quy mô của Văn phòng luật sư thường nhỏ và ít nhân sự so với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn, công ty luật hợp danh.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng