13 Chiến Thuật Thông Minh Để Thúc Đẩy Social Media Marketing (Phần 1)

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi ggcallapi, 29/6/23.

  1. ggcallapi

    ggcallapi Thành viên

    1. Lợi ích từ Social Media Marketing
    [​IMG]
    Ngày nay, cứ 10 người Mỹ thì có 7 người sử dụng mạng xã hội, so với chỉ 5% vào năm 2005 và con số này chưa bao giờ ngừng tăng trưởng. Các doanh nghiệp từ đó đã nhận thức được điều này và phương tiện truyền thông mạng xã hội đã tạo ra một cuộc cách mạng mạnh mẽ trong marketing. Một chiến lược truyền thông mạng xã hội tốt sẽ đem lại vô vàn những lợi ích không chỉ đơn giản là bán được sản phẩm như một số hình thức tiếp thị truyền thống khác.

    Cùng điểm sơ qua về số lợi ích mà một chiến lược truyền thông mạng xã hội đem lại:
    • Tăng độ nhận diện cho thương hiệu
    • Tăng số lượt tiếp cận sản phẩm
    • Kết nối với khách hàng tốt hơn
    • Tăng lưu lượng truy cập trang web
    • Tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng
    • Tăng doanh thu và lợi nhuận
    Từ các lợi ích vượt trội trên, không còn nghi ngờ gì nữa – phương tiện truyền thông mạng xã hội phải là một phần quan trọng trong các chiến lược tiếp thị tổng thể của mọi thương hiệu bất kể quy mô nào.

    Một số thống kê về các kênh truyền thông mạng xã hội nổi bật hiện nay:
    • Facebook ước tính nhận được hơn 4,4 tỷ người truy cập mỗi tháng
    • Pinterest? Đây là ngôi nhà, là một kênh ưa thích của hơn 300 triệu người dùng
    • Hơn 500 triệu tài khoản hoạt động trên Instagram hàng ngày
    Đó là một cái ao lớn để “câu cá” mà những chú cá ở đây chính là các đối tượng mục tiêu của bạn. Không tham gia vào tiếp thị truyền thông xã hội sẽ dẫn đến một chiến lược tiếp thị không hoàn chỉnh.

    Nếu bạn đã sẵn sàng để bắt đầu chiến lược truyền thông mạng xã hội của mình, hãy tiếp tục đọc.

    Chúng ta sẽ đi sâu vào các chiến thuật hiện đại và hiệu quả nhất cho chiến lược Social Media Marketing.

    2. Đặt ra mục tiêu cụ thể
    [​IMG]
    Điều đầu tiên khi bạn muốn bắt đầu thực hiện một chiến lược truyền thông mạng xã hội đó chính là đặt ra mục tiêu, hoạch cụ thể và chắc chắn khả thi.

    Nếu bạn không biết mình muốn gì, thì làm sao bạn có thể đạt được nó? Chưa kể, bạn không thể đo lường hiệu quả của chiến lược hay phát triển, cải tiến các chiến lược của mình theo thời gian nếu bạn không có mục tiêu cụ thể ngay từ lúc bắt đầu.

    Các mục tiêu truyền thông mạng xã hội của bạn phải phù hợp với chiến lược tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp bạn.

    Việc viết ra các mục tiêu là điều tối thiểu và vô cùng quan trọng nếu bạn muốn đạt được chúng. Khi bạn đặt mục tiêu, hãy làm cho chúng có thể đạt được và chia chúng thành các bước hành động nhỏ để dễ thực hiện hơn.

    Theo nghiên cứu, khả năng thành công sẽ cao hơn 30% nếu bạn viết ra các mục tiêu của mình. Trong một số nghiên cứu, con số này cao tới 40%.

    Cách đặt mục tiêu có thể đạt được để thực hiện chiến lược tiếp thị truyền thông mạng xã hội của bạn:
    • Sử dụng các con số (chẳng hạn như: đạt 5000 người theo dõi trên Instagram)
    • Luôn đặt thời hạn (ví dụ như 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng)
    • Hãy đặt mục tiêu của bạn theo mô hình “SMART”
    • Thực hiện các mục tiêu của bạn phù hợp với toàn bộ chiến lược tiếp thị của bạn
    3. Nghiên cứu và tìm hiểu về khán giả của bạn

    Kết nối và tương tác với khán giả của bạn là điều quan trọng trong hoạt động tiếp thị ngày nay nếu bạn muốn thu lại lợi nhuận dài lâu từ họ.

    Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn cần hiểu khán giả của mình – từ trong ra ngoài. Từ đó, bạn sẽ có thể xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của họ – để bạn có thể tạo ra một chiến lược truyền thông mạng xã hội thành công.

    Vậy làm thế nào để hiểu rõ hơn về khán giả của mình?
    • Khảo sát khán giả của bạn để nắm bắt rõ hơn “insight” của họ
    • Xem xét kỹ đặc điểm nhân khẩu học của họ (tuổi, giới tính, thu nhập,…)
    • Tham gia vào các cuộc trò chuyện trên các diễn đàn, các hội nhóm có đầy đủ các đối tượng mục tiêu của bạn
    • Trả lời các bình luận trên blog của bạn và bình luận trên các blog khác có cùng đối tượng mục tiêu
    • Trả lời tất cả các bình luận nhận xét hoặc câu hỏi trên các kênh truyền thông mạng xã hội của bạn
    • Thu thập phản hồi (sử dụng một trong nhiều công cụ phản hồi của người dùng có sẵn)
    Khi bạn đã biết đối tượng mục tiêu của mình là ai, bạn sẽ trang bị tốt hơn để giúp đỡ họ. Họ muốn giao dịch với những doanh nghiệp quan tâm tới nhu cầu và mong muốn của họ chứ không phải là một thương hiệu vô danh nào đó.

    Điều này trở thành một bước quan trọng trong việc tạo ra bất kỳ chiến lược truyền thông mạng xã hội nào.

    4. Tổ chức các cuộc thi
    [​IMG]
    Tạo ra một cuộc thi truyền thông mạng xã hội thành công là một trong những chiến thuật hấp dẫn và hiệu quả nhất mà bạn có thể sử dụng. Nó sẽ tăng khả năng hiển thị trực tuyến của bạn, người theo dõi và mức độ tương tác của bạn.

    Có một số công cụ, bạn có thể sử dụng chúng để tạo ra một giveaway hoặc rút thăm trúng thưởng online trên kênh truyền thông của mình.

    Cách tổ chức một cuộc thi trên mạng xã hội:
    • Xác định mục tiêu của bạn (bạn có muốn nhiều lượt thích trang Facebook hơn không? Người theo dõi Instagram?)
    • Quyết định xem bạn sẽ tổ chức cuộc thi trên kênh truyền thông mạng xã hội nào
    • Đưa ra thời hạn kết thúc và khi nào người chiến thắng sẽ nhận được giải thưởng của họ
    • Tạo cuộc thi (xem xét các hình thức khác nhau và chọn ra một hình thức phù hợp cho đối tượng của bạn)
    • Cuối cùng, hãy quảng bá nó với tất cả khả năng của bạn!
    Thiết lập cuộc thi để họ có thêm các bài dự thi để chia sẻ cuộc thi hoặc hoàn thành các nhiệm vụ tương tự. Chẳng hạn như: “Ghim trên Pinterest”, “Chia sẻ trên Facebook” hoặc “Thích trang Facebook của tôi”. Bạn cũng có thể cung cấp cho họ một liên kết để chia sẻ cho các mục bổ sung.

    5. Xây dựng nội dung truyền thông mạng xã hội của bạn tỉ mỉ hơn

    Mỗi phần nội dung bạn đăng trên phương tiện truyền thông mạng xã hội nên được suy nghĩ kỹ. Nếu bạn đăng chỉ để đăng một cái gì đó – bạn đang làm sai tất cả.

    Tùy thuộc vào mạng xã hội bạn đang đăng, bạn sẽ cần tìm hiểu các mục đích khác nhau của từng mạng.

    Dưới đây là một số ví dụ:
    • LinkedIn – Một mạng lưới chuyên nghiệp và hoàn hảo cho các đối tượng doanh nghiệp B2B. Bao gồm cả LinkedIn Pulse, một nền tảng xuất bản và phân phối nội dung.
    • Facebook – Hầu hết mọi người đều có tài khoản Facebook, Facebook hiện đang là mạng xã hội phổ biến và có lượng người sử dụng đông đảo nhất toàn cầu. Đây là nền tảng đặc biệt tốt cho các nội dung liên quan đến tin tức và giải trí. Trong khi các trang Facebook phải vật lộn để hoạt động, nhóm Facebook có thể là một cách tuyệt vời để kết nối với các đối tượng lý tưởng của bạn.
    • Instagram – Hoàn hảo nếu nội dung của bạn có tính trực quan cao. Hình ảnh tĩnh và video ngắn hoạt động cực kỳ hiệu quả nhưng nó không tốt trong việc thu hút lưu lượng truy cập trở lại blog của bạn.
    • Pinterest – Tương tự như Instagram, Pinterest có tính trực quan cao. Mặc dù nó chỉ giới hạn ở những hình ảnh tĩnh, nhưng nó có thể mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút lưu lượng truy cập trở lại trên blog của bạn.
    Khi bạn tìm hiểu về các kênh khác nhau, bạn có thể tập trung vào những kênh nào bạn nghĩ sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả truyền thông cao cho doanh nghiệp của mình.

    [​IMG]
    Một việc cần đặc biệt lưu ý nữa chính là cách bạn truyền tải thông điệp của mình cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mạng xã hội mà bạn đang sử dụng để đăng các nội dung. Nói một cách dễ hiểu là đối tượng nào thì văn phong nấy, bởi lẽ ở mỗi kênh sẽ tập trung vào các đối tượng với đặc điểm nhân khẩu học khác nhau.

    Tuy nhiên, nói chung, có nhiều cách để cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến của bạn trên tất cả các nền tảng, cụ thể như sau:
    • Sử dụng các kỹ thuật viết quảng cáo để đánh vào tâm lý của khách hàng.
    • Trực tiếp đề cập đến khán giả – những người đang xem và tiếp cận nội dung mà mình đăng tải.
    • Sử dụng những câu nói vui nhộn, dí dỏm hoặc hấp dẫn để bắt đầu các bài đăng trên mạng xã hội của bạn (tiêu đề là thứ chiếm khoảng 80% thành công của một mẫu quảng cáo trên các trang mạng xã hội).
    • Chuyển đổi với các loại nội dung khác nhau (Hãy thử liên kết đến các bài đăng trên blog, video, đặt câu hỏi, v.v.).
    • Luôn viết mô tả trên mỗi liên kết bạn đăng. Đừng bao giờ chỉ để mỗi tiêu đề cho bài đăng.
    Nếu bạn hoàn thiện nội dung truyền thông mạng xã hội của mình, bạn sẽ thấy tỷ lệ tương tác cao hơn, nhiều người theo dõi hơn, đồng thời tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng cũng sẽ tăng lên.

    6. Giữ các chiến thuật bán hàng ở mức tối thiểu

    Hiện nay các hình thức tiếp thị truyền thống đang ngày càng bị mai một bởi khách hàng đã không còn muốn tiếp thị đơn giản chỉ là mối quan hệ mua bán sản phẩm đơn thuần nữa. Họ muốn thiết lập các kênh có thể kết nối, trao đổi và xây dựng một mối quan hệ thực sự với người bán. Đó là cách để khiến khán giả hoặc khách hàng tin tưởng bạn. Và nếu họ tin tưởng bạn – họ sẽ mua hàng của bạn.

    Kết nối và tương tác là điều tốt nhưng đừng đăng quá nhiều. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thất vọng và xem nhẹ sản phẩm/ dịch vụ khi các thương hiệu và doanh nghiệp đăng quá nhiều chương trình khuyến mãi.

    Như bạn có thể thấy, 57,5% người cảm thấy phiền phức trong nghiên cứu này trên Sprout Social:

    Ngoài ra, bạn có thể tạo nội dung hữu ích mà mọi người thực sự muốn xem. Nội dung dẫn người mua đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn – mà không thúc đẩy hoặc bán hàng.

    7. Phát triển nội dung dưới hình thức video trong chiến lược của bạn

    Nói về các hình thức truyền tải thông điệp và nội dung thu hút nhất, chắc chắn video là cái tên đầu tiên trong danh sách này. Đặc biệt là trong tiếp thị truyền thông mạng xã hội.

    Vì vậy, nếu bạn chưa tạo các video nội dung cho mình, đã đến lúc tận dụng và phát triển nó càng sớm càng tốt!

    [​IMG]
    Có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng và thực hiện video nội dung trong chiến lược truyền thông mạng xã hội. Nhưng video trực tiếp – livestream (ví dụ như livestream trên Facebook) đang là một cơn sốt ngay tại thời điểm này, vì thế hãy tận dụng nó thật tốt.

    Các video trực tiếp trên Facebook cho phép bạn kết nối với khán giả của mình một cách chân thực nhất mà ở các định dạng nội dung khác không thể thực hiện được. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lại các video trực tiếp của mình bằng cách edit chúng và đăng tải lại để nó trở nên “viral” và tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng hơn là chỉ số lượt xem trong lúc phát thôi.

    Mọi người thường sẽ tham gia bằng cách đặt các câu hỏi. Vì vậy, bạn có thể cho họ thấy bạn không chỉ là một thương hiệu, bằng cách tương tác với họ trong và sau video trực tiếp của bạn. Điều này khiến họ sẽ thấy và nhìn nhận bạn là một chủ doanh nghiệp thật sự quan tâm đến khách hàng của mình và điều đó sẽ mang lại nhiều kết quả tốt hơn nữa. Theo Facebook, bạn sẽ thấy mức độ tương tác tăng gấp 6 lần với một video trực tiếp.

    Tuy nhiên, sự kết hợp giữa video trực tiếp và video nội dung được đầu tư và quay thường xuyên sẽ là cách tốt nhất cho bạn.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng