Không phải cẩm nang du lịch hay Minna no Nihongo, đây là các tựa sách siêu hay để bạn hiểu thêm về Nhật Bản! Những cuốn sách này sẽ mở ra cho bạn những góc nhìn mới và sâu sắc về đất nước mặt trời mọc này! Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei đi qua từng cuốn sách nhé! 12 tựa sách giúp bạn hiểu hơn về Nhật Bản! Danh sách gồm những đầu sách đã được mua bản quyền và xuất bản tại Việt Nam. Những người đàn ông không có đàn bà - Haruki Murakami (Tập truyện ngắn) Tên gốc: 女のいない男たち “Dù trong sách này có người biếng ăn, bị không khí rút đi từng calo và cơ thịt hằng ngày cho đến khi chết một cách xương xẩu; dù có người đi công tác về sớm xô cửa và nhìn thẳng ngay vào mặt vợ mình đang trên một người đàn ông, dù có người đã dành suốt những ngày hè đi học chỉ để đột nhập vào nhà người ta và hít ngửi nách áo của họ thì bầu không khí chung của cả cuốn sách vẫn bình tĩnh đến kỳ lạ. Nó phù hợp để đọc cả với những người vốn vẫn tránh Murakami vì không quen với thế giới siêu thực của ông. Hoàn toàn không có bóng dáng một cơn mưa cá, mưa đỉa, những giấc mơ nguyên tội hay thậm chí một cái giếng. Đây là những câu chuyện đời thành đô, với những suy tư thị dân mà ai cũng có nhưng ít khi tìm được cách diễn đạt thành lời.” Tác phẩm khác: 1Q84, Rừng Nauy, Kafka bên bờ biển... 2. “Bạch dạ hành” - Higashino Keigo (Tiểu thuyết) Tên gốc: 白夜行 (1999) Kosuke, chủ một tiệm cầm đồ bị sát hại tại một ngôi nhà chưa hoàn công, một triệu yên mang theo người cũng bị cướp mất. Sau đó một tháng, nghi can Fumiyo được cho rằng có quan hệ tình ái với nạn nhân và đã sát hại ông để cướp một triệu yên, cũng chết tại nhà riêng vì ngộ độc khí ga. Vụ án mạng ông chủ tiệm cầm đồ rơi vào bế tắc và bị bỏ xó. Nhưng với hai đứa trẻ mười một tuổi, con trai nạn nhân và con gái nghi can, vụ án mạng năm ấy chưa bao giờ kết thúc. Sinh tồn và trưởng thành dưới bóng đen cái chết của bố mẹ, cho đến cuối đời, Ryoji vẫn luôn khao khát được một lần đi dưới ánh mặt trời, còn Yukiho cứ ra sức vẫy vùng rồi mãi mãi chìm vào đêm trắng. Tác phẩm khác: Phía sau nghi can X, Ảo dạ, Bí mật của Naoko... 1. “Xứ tuyết” - Yasunari Kawabata (Tiểu thuyết) Tên gốc: 雪国 Xứ Tuyết là tiểu thuyết dạng vừa đầu tiên của Kawabata Yasunari, cũng là tác phẩm đại diện cho chủ nghĩa duy mỹ ở ông. Là tác phẩm đỉnh cao của Kawabata, giúp ông giành giải Nobel Văn chương năm 1968, Xứ tuyết đẩy đến cực hạn cái đẹp hư vô, cái đẹp thanh khiết và cái đẹp bi thiết bằng một bút pháp tinh tế, cô đọng, gợi ý, khó nắm bắt, tạo nên cuộc hội ngộ hoàn hảo giữa thể loại tiểu thuyết và thơ Haiku. 2. “Bàn về văn minh” - Fukuzawa Yukichi (chính luận) Tên gốc: 文明論之概略 Bàn về văn minh được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng, nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản. Giàu tính triết luận, Bàn về văn minh bằng cách đặt ra hàng loạt các vấn đề xã hội, văn hoá, chính trị, kinh tế, đạo đức... đã mở ra con đường để Nhật Bản, với tư cách một nước đang phát triển, nối kết với thế giới văn minh, tiến bộ. Bàn về văn minh, do vậy, có thể được coi như cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn tìm hiểu về văn minh, cũng như con đường tiến tới văn minh của một xã hội, một dân tộc. Tác phẩm khác: Khuyến học 3. “Japonisme – Những Điều Rất Nhật Bản” - Erin Niimi Longhurst (Văn hóa) Tên gốc: Japonisme: The Art of Finding Contentment Japonisme – những điều Rất Nhật Bản là một cuốn sách mang đầy hơi thở của xứ sở hoa anh đào, là nguồn cảm hứng vô tận để bạn khám phá nghệ thuật kiếm tìm hạnh phúc, sự đủ đầy cho Kokoro (trái tim và tâm trí) lẫn Karada (thân thể) của mình. Với cuốn sách, bạn có thể tìm ra ikigai (mục đích) – thứ thôi thúc bạn rời khỏi giường vào mỗi sáng. Phát hiện vẻ đẹp của wabi-sabi – chấp nhận bản chất của sự vô thường, thoáng qua và trân trọng những điều không hoàn hảo. Hay tìm thấy vẻ đẹp trong sự tan vỡ, thông qua nghệ thuật kintsugi. Mỗi triết lý, mỗi nghệ thuật đều là những lăng kính mới để bạn có thể nhìn vào mọi thứ. Để rồi từ đó, tìm thấy sự bình yên trong tâm trí, giữa cuộc sống đầy bất định và hỗn độn này. 4. “Lòng Người - Kokoro” - Natsume Souseki (Tiểu thuyết) >>>Các bạn xem hết các sách ở đây nhé