10 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi giasukinang, 13/4/20.

  1. giasukinang

    giasukinang Thành viên mới

    Như một lẽ tất yếu, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố sống còn quyết định sự thành công của một doanh nghiệp trên những bước đi chập chững đầu tiên, đến tương lai và vận mệnh của họ. Chưa kể, văn hóa doanh nghiệp còn là vũ khí giúp họ chiêu mộ nhân tài, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, và trở nên nổi bật trong mắt khách hàng.

    Văn hóa doanh nghiệp và hiệu suất lao động luôn là đôi bạn cùng tiến, khiến doanh nghiệp nắm bắt lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh khác.

    Dù là vấn đề thiết yếu, văn hóa doanh nghiệp vẫn là một khái niệm trừu tượng, gây hiểu nhầm ngay cả với những thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Hãy cùng Maison Office khám phá 10 điều “bí ẩn” bạn cần biết trước khi xây dựng cho doanh nghiệp mình một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh.

    Văn hóa doanh nghiệp là gì?
    Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.

    Tuy vậy, có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa khác nhau và mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp.

    1. Văn hóa doanh nghiệp liệu có bắt nguồn từ bạn?
    Rõ ràng, bạn muốn những nhân viên mình chiêu mộ là những người tài giỏi. Nhưng đồng thời, những người tài giỏi ấy cũng phải phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Nhưng văn hóa của doanh nghiệp của bạn là gì?

    Hãy cứ giả sử bạn là một vị sếp nóng tính. Cũng bởi cái tính nóng nảy của mình, bạn thường xuyên dùng “ánh mắt hình viên đạn” để lườm nhân viên mỗi khi họ làm gì đó sai sai. Môi trường làm việc sẽ ra sao nhỉ? Có lẽ căng thẳng và căng thẳng bởi vì bạn đã xây dựng một nền văn hóa của sự tức giận, hoặc sợ hãi – có thể là cả hai.

    Trao đổi công việc "căng thẳng" tại văn phòng

    Mỗi thành viên trong doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành những “đại sứ” cho thương hiệu mà doanh nghiệp đang dày công xây dựng. Nhưng điều quan trọng, những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp luôn bắt nguồn từ chính bạn đầu tiên.

    Điều bạn cần phải làm đó chính là xây dựng mục tiêu và giá trị cốt lõi cho đứa con của mình, trước khi nghĩ đến việc tuyển chọn những con người tài giỏi ngoài kia hoàn thành niềm tâm huyết của bạn.

    Văn hóa do bạn xây dựng lên, và cũng do bạn quyết định nó sẽ định hình ra sao, hãy để những người nhân viên phát triển và bồi đắp chúng thêm giàu mạnh.

    2. Có kiểu “đúng” và “sai” trong văn hóa doanh nghiệp?
    Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi start-up lại có nền văn hóa công sở khác nhau. Zappos – một trang thương mại điện tử chuyên cung cấp các mặt hàng thời trang và phụ kiện nổi tiếng với môi trường làm việc thoải mái và vui vẻ. Nhưng không phải start-up nào cũng phù hợp với triết lý văn hóa kiểu này.

    Không có kiểu văn hóa ‘tốt” / “xấu”, chỉ có kiểu văn hóa thích hợp. Đừng đánh giá sự lựa chọn văn hóa công sở của công ty A, công ty B là tốt hay xấu, mà hãy nhìn nhận với khía cạnh: nền văn hóa ấy liệu có thực sự phù hợp “đúng” với bản thân công ty mà bạn đang hướng đến xây dựng..

    3. Văn hóa doanh nghiệp chỉ liên quan tới lương thưởng?
    Theo những nhà quản trị doanh nghiệp có kinh nghiệm, lầm tưởng lớn nhất người ta thường nghĩ liên quan tới văn hóa doanh nghiệp chính là vấn đề này. Nhiều người cứ nghĩ văn hóa công sở phải là công ty A có lương thưởng siêu hấp dẫn, công ty B có hẳn bàn bida – khu giải trí cho nhân viên vui chơi tùy thích thời gian, hay công ty nọ công ty kia có thời gian làm việc linh hoạt,…

    Dù có thể những doanh nghiệp đó có chế độ lương thưởng hấp dẫn ngang nhau, văn hóa doanh nghiệp của họ có nhiều sự khác biệt.

    Văn hóa doanh nghiệp chịu tác động mạnh từ tầm nhìn và mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp. Những vấn đề liên quan tới lương thưởng hay chế độ trọng dụng người tài chỉ là bề nổi của giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

    4. Văn phòng mở khuyến khích nhân viên cộng tác?
    Cuộc cách mạng thiết kế bài trí văn phòng đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong vài năm qua. Những ý tưởng nào là văn phòng “không giới hạn”, phá bỏ mọi rào cản từ những vách ngăn hay những bức tường được các doanh nghiệp rất ưa chuộng. Họ tin rằng sự rào cản chính là nguyên nhân khiến hiệu quả làm việc của nhân viên không đạt như kỳ vọng họ đề ra.

    Không gian văn phòng đẹp

    *** Tham khảo: Văn phòng làm việc mở liệu có phải xu thế?

    Thế nhưng, nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 72% nhân viên giờ ít tương tác với nhau một cách trực tiếp, họ dành nhiều thời gian trao đổi công việc qua email.

    Chưa kể, văn phòng mở trên thực tế hạn chế hiệu suất làm việc của nhân viên. Môi trường mở khiến nhân viên gặp các vấn đề về stress và làm khủng hoảng không gian riêng tư.

    > 10 Website giúp bạn giảm Stress trong công việc

    Thay vì áp đặt một không gian làm việc dành cho tất cả mọi người, người lãnh đạo nên cân nhắc thiết kế văn phòng đa dạng, phù hợp với từng nhóm công việc của các bộ phận nhân viên khác nhau.

    5. Tinh thần và sự hiệu quả trong công việc
    Đã bao giờ tưởng tượng rằng một buổi sáng bạn đến văn phòng và để ý rằng một vài đồng nghiệp lại mới nghỉ? Dù việc sa thải bớt nhân viên chính là cách thường làm để cắt lỗ và cứu nguy cho doanh nghiệp khi họ gặp phải khó khăn nhưng nó cũng như 1 “cái tát” và làm giảm tinh thần của các bộ phận khác.

    > Làm thế nào để sa thải nhân viên khéo léo

    Thật vậy, sẽ có lúc bạn cần giảm quy mô nhóm của mình nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình mở rộng quy mô. “Trong một thời điểm, doanh nghiệp của chúng tôi có tới 65 nhân viên, với mức lương khủng”, theo lời của Siamak Taghaddos, đồng sáng lập Grasshopper. “Nó làm chậm sự phát triển của công ty tôi. Việc kiếm từ $5 triệu doanh thu lên $10 triệu thì không khó, nhưng từ $50 triệu lên $100 triệu thì đó quả là một vấn đề đau đầu”.

    Bằng việc ấn định cho công ty một nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, xác định rõ hệ thống ứng tuyển người tài và quản trị nhân lực ngay từ thời gian đầu thành lập, công ty có thể cân đối giữa vấn đề hiệu quả trong công việc, và chi phí dành cho nhân sự.

    Bạn sẽ không cần phải đắn đo suy nghĩ làm sao để vừa giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng đột phá, vừa không làm trái với lương tâm của mình.

    *** Tham khảo: 7 yếu tố tác động tới hiệu suất làm việc (bạn sẽ không ngờ tới)

    6. Feedback từ nhân viên có thể giải quyết mọi vấn đề?
    Bạn có thấy rằng văn hóa doanh nghiệp đang thiếu đi nguồn cảm hứng khiến mọi người làm việc năng nổ hơn? Việc tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ nhân viên trong công ty chính là phương cách tốt nhất để thoát ra khỏi vòng xoáy ấy.

    Nhưng vấn đề là: có phải nhân viên nào cũng trung thực trong những lời nhận xét và đóng góp của mình? Bạn có cảm thấy thoải mái không khi hết lời chê bai ông sếp bạn hết mình khúm núm bợ đỡ bên ngoài? Cũng hiếm có ai thực sự đủ kiên nhẫn để nghe những lời chê bai về chính đứa con đẻ của mình.

    Nếu bạn muốn lắng nghe lời nói chân thật từ nhân viên? Trước hết bạn cần có được lòng tin từ họ cái đã. Và bạn cũng cần phân tách rạch ròi vấn đề công việc và đời tư khi lắng nghe feedback từ nhân viên. Những đóng góp ấy mang tính chất xây dựng, và nó chỉ giúp công ty của bạn phát triển hơn mà thôi.

    7. Sự kết nối giữa văn hóa doanh nghiệp với mục tiêu và chiến lược của công ty?
    Bạn có thể cho ra đời những sản phẩm độc lạ nhất quả đất, nhưng người đem sản phẩm tới gần với công chúng và đem giá trị về cho doanh nghiệp chính là nhân viên. Zappos là một ví dụ hay. Bạn có thể tìm những sản phẩm mà Zappos bán ở mọi nơi. Cũng có thể ở nơi khác, họ còn cung cấp sản phẩm với giá rẻ hơn. Nhưng điều giúp Zappos thành công chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bởi họ đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặt khách hàng là số một.

    zappos culture
    Văn hóa doanh nghiệp của Zappos phổ biến đến mức khi tìm kiếm tên công ty này. Google gợi ý luôn cho người dùng truy vấn “zappos culture”
    Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp đó xây dựng. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, bạn cần định hướng văn hóa doanh nghiệp sao cho hướng tới mục tiêu cốt lõi mà doanh nghiệp đó đã đề ra.

    8. Một chỗ làm việc tốt = Nhân viên vui vẻ, ít xung đột, ít mắc sai lầm?
    Tác giả “The Best Place to Work” (Nơi tốt nhất để làm việc), Ron Friedman, sáng lập ignite80, có một nghiên cứu đáng để suy ngẫm để giải thích câu hỏi: Liệu một nơi làm việc có những người đồng nghiệp thân thiện, nhân viên thì hạnh phúc, ít vướng mắc va chạm lẫn nhau, và mắc ít sai lầm có là nơi làm việc tốt nhất hay không?

    Kết quả là:

    Mọi người đều hạnh phúc: Có nghiên cứu cho rằng: Khi mọi người vui vẻ, họ hòa đồng hơn, cởi mở hơn, sáng tạo hơn. Ở chiều ngược lại, nhân viên đó thường thiếu cẩn trọng, có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn. Trong trường hợp này, bạn cần phải có sự cân bằng giữa những cảm xúc tích cực và tiêu cực trong công việc để tận dụng lợi ích của các bên.
    Ít mâu thuẫn: Các mối quan hệ liên quan tới đời tư thường ảnh hưởng xấu tới hiệu quả công việc. Nhưng những tranh luận về công việc thì có thể giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định sáng suốt hơn, đem về nhiều tiền hơn cho doanh nghiệp.
    Ít mắc phải sai lầm: Có một nghiên cứu chỉ ra rằng: nếu bạn muốn đạt được thành công sau này, bạn phải va vấp nhiều. Thất bại là mẹ thành công, việc nhận biết những sai lầm giúp bạn học nhanh hơn để tránh mắc phải chúng về sau này.
    9. Chi phí xây dựng văn hóa doanh nghiệp có mang lại giá trị tương xứng?
    Với nguồn ngân sách hạn hẹp, doanh nghiệp dường như ít quan tâm tới vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Có rất nhiều phương cách để phát triển văn hóa mà không phải tốn nhiều tiền, như trao cho nhân viên cơ hội được học tập và nâng cao kỹ năng tay nghề,…

    Có một sự thật, là văn hóa đem đến cho doanh nghiệp nhiều giá trị hơn là họ tưởng.

    Một khảo sát cho thấy, 40% nhân viên cho rằng: Mục tiêu mà họ đề ra thường đồng hành với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Việc phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng chính là cách để họ níu kéo nhân tài ở lại bên mình.

    10. Văn hóa doanh nghiệp có phải chỉ là vấn đề “trên giấy tờ”?
    Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là vài ba câu khẩu hiệu, cổ động suông, nó không phải là tất cả những câu nói năng suất thông minh được dán trên tường của văn phòng của bạn. Văn hóa là những hành vi và nghi thức hỗ trợ bạn và nhóm của bạn hoàn thành công việc.

    Thế mới nói: tuyển được người tài là chưa đủ, doanh nghiệp cần phải tuyển những nhân viên phù hợp với môi trường, văn hóa doanh nghiệp của họ.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng